LỄ CÚNG TRỈA LÚA CỦA DÂN TỘC BRÂU
LỄ CÚNG TRỈA LÚA CỦA DÂN TỘC BRÂU
 24 Tháng 12 2019 4859 Đăng bởi 123TaDi

LỄ CÚNG TRỈA LÚA CỦA DÂN TỘC BRÂU

Bao năm nay, người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Vẫn giữ nguyên những nét đẹp trong lễ cúng trỉa lúa với hình thức canh tác chọc lỗ, tra hạt. Đây là một lễ hội trọng đại trong năm, để cầu xin thần linh ban cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi. Con chim, con chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng. LỄ CÚNG TRỈA LÚA CỦA DÂN TỘC BRÂU LỄ CÚNG TRỈA LÚA CỦA DÂN TỘC BRÂU

Với người Brâu, lễ cúng trỉa lúa là một sự kiện trọng đại của cả làng hay một nhóm gia đình và cũng có thể tổ chức theo từng gia đình. Trước khi bắt đầu xuống giống, cả làng thường tập trung tổ chức lễ hội. Ăn mừng trong suốt 2 ngày 2 đêm để bà con chuẩn bị lên nương tra hạt. Lễ hội ăn mừng cũng là thể hiện niềm vui và ước mong sẽ được một mùa bội thu, nhà nhà ấm no.

LỄ TRỒNG CỘT – NGƯỜI TÀY

Chuẩn bị lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu

Trước khi diễn ra lễ hội, dân làng phải chuẩn bị những đồ lễ. Gồm có: 2 vò rượu cần, thịt gà, thịt heo, thịt dê, cơm lam và 1 tô tiết. Quan trọng nhất trong mâm lễ bắt buộc phải có một túi đựng tất cả những hạt giống để gieo trồng trong năm. Mỗi loại 1 nắm tay, trộn vào nhau để cúng thần linh. LỄ CÚNG TRỈA LÚA CỦA DÂN TỘC BRÂU LỄ CÚNG TRỈA LÚA CỦA DÂN TỘC BRÂU

Bắt đầu buổi lễ, già làng lấy tiết của những con vật cúng thần đã chuẩn bị trong mâm lễ. Sau đó tưới lên những hạt giống đã được chuẩn bị trước và trộn chung lại với nhau. Số tiết còn lại, già làng bôi lên chiêng tha, mời tha ăn.  Dân làng dâng lên các vị thần những con vật đẹp nhất, thức ăn ngon nhất, rượu cũng ngon nhất. Xin thần hãy chấp nhận lời khấn của dân làng thương ban cho bà con dân làng trỉa lúa không bị kiến tha, không bị chim chuột ăn. Trồng mì thì được tốt tươi nhiều củ, trồng gì được nấy, không bị thú rừng phá hoại”. DÂN TỘC BRÂU DÂN TỘC BRÂU

Lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu

Trong lễ trỉa lúa cũng như các lễ hội khác. Thủ tục cúng chiêng tha và mời tha ăn là quan trọng nhất. Vì người Brâu cho rằng chiêng tha không chỉ là nhạc khí mà còn là thần linh, là tổ tiên của họ. Chiêng tha chỉ gồm chiêng vợ và chiêng chồng. Là biểu tượng tinh thần, quyền lực tối ưu trong đời sống cộng đồng. Đó là vật chủ thông linh giữa thế giới thần linh và con người. Nó có chức năng phát truyền vì vậy chiêng luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong lúc cúng lễ. Điều đặc biệt là trong nghi lễ này, khi già làng chưa cúng xong xuôi. Thì các thành viên không được ăn bất cứ thứ gì. Vì họ tin rằng nếu ăn vặt trong khi đang cúng sẽ bị chim chóc và thú rừng phá hoại mùa màng. Lễ cúng trỉa lúa Lễ cúng trỉa lúa

Sau khi mời chiêng tha ăn xong là đến phần khấn quanh mâm lễ và thụ lộc. Già làng sẽ ngồi trước 2 vò rượu và cúng, mời các thần linh hãy về hưởng rượu ngon, thịt ngon. Để ban cho dân làng có đủ lúa ăn trong cả năm... Khi già làng đã khấn xong, hai nghệ nhân trong làng sẽ đánh chiêng bài “Đón khách”. Và bắt đầu phần nhảy múa, uống rượu vui vẻ. Cả làng và tất cả các khách đến tham dự lễ hội cùng nhau thụ lộc, giao lưu nhảy múa, biểu diễn cồng chiêng vui vẻ. Lễ hội càng đông người càng tốt vì người Brâu cho rằng, trong ngày lễ trỉa lúa xuống giống này. Nếu mời được khách đến càng đông thì càng có nhiều may mắn những người khách này chính là người được giàng phái tới. Và điều này đem lại cho họ vụ mùa tốt tươi, bội thu như mong muốn.

Sau lễ cúng

Sau 2 ngày nhảy múa, ăn mừng. Khi lễ hội đã xong, già làng gói tất cả các vật phẩm hạt giống đã được cúng tế thần. Và chia cho các thành viên trong làng mang về từng nhà để làm phép. Những hạt giống đó được đem về nhà trộn chung với thóc lúa. Hạt giống xong mới được đem đi tra hạt. DÂN TỘC BRÂU DÂN TỘC BRÂU

Theo già làng A Ót: “Lễ trỉa lúa cũng là cầu cho mình có sức khỏe và có đủ lúa ăn cho cả năm. Cảm ơn thần linh đã che chở cho dân làng. Nhưng trước khi xuống giống 1 ngày. Dân làng phải kiêng ăn ớt, kiêng uống rượu. Kiêng ăn muối vì nếu ăn những thứ đó thì con chim, con chuột nó sẽ phá lúa”. Lễ cúng trỉa lúa là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Brâu ở Kon Tum. Một dân tộc ít người hiện nay vẫn còn giữ hình thức canh tác truyền thống chọc lỗ, tra hạt. Không chỉ là dịp ăn mừng của đồng bào. Lễ cúng trỉa lúa cũng đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc Brâu. Thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên.

TOUR CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Khám phá 3 lễ hội đặc sắc ở Gia Lai
 19 Tháng 01 2021

Gia Lai không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn bởi những lễ hội đặc sắc đậm...

LỄ HỘI FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT
 23 Tháng 12 2019

Festival hoa Đà Lạt là một lễ hội lớn và được mong chờ rất nhiều từ du khách cả nước và người dân địa phương. Là một...

FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN DỊP CUỐI NĂM
 07 Tháng 12 2019

Bạn và gia đình đã có dự định gì vào dịp cuối năm chưa? Sau một năm làm việc mệt mỏi chắc bạn cũng đã có kế hoạch cho...

LỄ HỘI ĐUA VOI Ở BẢN ĐÔN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội đua voi ở Bản Đôn diễn ra vào tháng 3 hàng năm.LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN Địa...

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay vẫn chưa có thời gian tổ chức cụ thể. Và mỗi năm...

LỄ CẦU MƯA CỦA ĐỒNG BÀO Ê- ĐÊ TÂY NGUYÊN
 26 Tháng 12 2019

Lễ cầu mưa của đồng bào Ê- Đê được tổ chức vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hằng năm. Sau khi đã dọn sạch rẫy,...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice