LỄ CẦU MƯA CỦA ĐỒNG BÀO Ê- ĐÊ TÂY NGUYÊN
LỄ CẦU MƯA CỦA ĐỒNG BÀO Ê- ĐÊ TÂY NGUYÊN
 26 Tháng 12 2019 7105 Đăng bởi 123TaDi

LỄ CẦU MƯA CỦA ĐỒNG BÀO Ê- ĐÊ TÂY NGUYÊN

Lễ cầu mưa của đồng bào Ê- Đê được tổ chức vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hằng năm. Sau khi đã dọn sạch rẫy, chỉ chờ mưa xuống là gieo hạt. Đồng bào Ê-đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức Lễ Cầu mưa. Với ước nguyện cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mọi nhà no đủ.

Lễ cầu mưa bắt đầu khi tiếng chiêng vang lên

Lễ cúng cầu mưa chính thức được bắt đầu. Khi tiếng chiêng vang lên rộn ràng, và các lễ vật đã được đã được bày biện đầy đủ. Người dân tập trung xung quanh bãi đất trống cạnh bến nước buôn Păn Lăm, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Nghi thức chọc lỗ, tra hạt và tưới nước để cầu mong mùa vụ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Nghi thức chọc lỗ, tra hạt và tưới nước để cầu mong mùa vụ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Buôn trưởng buôn Păn Lăm Ông Y Sơn Rô (ama Djô) cho biết. Lễ cúng cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống của người Ê đê. Thường được tổ chức vào tháng 4 hàng năm khi mùa vụ gieo trồng mới bắt đầu. Lễ cúng có ý nghĩa cầu mong các thần ban cho nhiều lúa, hoa màu, cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Sau khi lễ cúng kết thúc, mọi người cùng thưởng thức rượu cần, giao lưu văn nghệ Sau khi lễ cúng kết thúc, mọi người cùng thưởng thức rượu cần, giao lưu văn nghệ

Địa điểm mới: Vườn Thượng Uyển Bay- Khu vườn hoàng gia độc nhất Đà Lạt

Lễ cúng cầu mưa được dân làng chuẩn bị kỹ càng 

Để chuẩn bị cho lễ cúng cầu mưa. Trước đó, người dân đã chọn một bãi đất sạch tượng trưng cho mảnh rẫy, tiến hành rào chẵn kỹ càng xung quanh. Ở giữa rẫy, người ta dựng cây nêu và một căn chòi hai tầng. Tầng trên để thờ ông trời và bà trời, tầng dưới là kho lúa tượng trưng cho sự no đủ. Các dụng cụ lao động như rìu, bồ cào, cuốc, cây chọc lỗ được đặt cạnh chòi. Dưới chân chòi đặt tượng thần Ác - người xui khiến chim thú vào phá rẫy. Làm mất mùa màng khiến dân làng phải sống trong cảnh đói nghèo. Những tượng hình con nhím, heo, chuột và tổ ong được bà con sắp đặt ở xung quanh rẫy. Thầy cúng Y Ret Aliô, ở buôn Niêng 1, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn cho biết. Xuất phát từ ý nghĩa tâm linh, mỗi lễ vật và vật dụng đều mang ý nghĩa nhất định và không thể thiếu trong quá trình làm lễ. Hình người là tượng trưng cho các thần và ông trời bởi ngày xưa. Người Ê đê quan niệm ông trời và các thần cai quản giữ cho rừng cây được phát triển, nguồn nước được đủ đầy. Còn các con vật như chim, thú là loài vật phá hoại mùa màng. Ăn phạm vào nông sản nên người dân phải săn bắt, đặt bẫy để bắt chúng. Xung quanh rẫy thì phải rào chắn kỹ càng để bảo vệ mùa màng khỏi các loại thú rừng phá hoại.

Thầy cúng đọc lời khấn trong lễ cầu mưa

thầy cúng đang làm lễ cầu mưa Thầy cúng đang làm lễ cầu mưa

Mâm lễ vật đặt phía trước chòi, tiếng chiêng nổi lên. Thầy cúng đọc lời khấn cầu mưa xuống để người dân có nước trồng tỉa. Lúa trổ nhiều bông, chắc hạt, mùa màng bội thu, lúa đầy bồ, đầy kho, mọi gia đình trong buôn được no đủ… Tiếp đó, thầy cúng cầm bát rượu pha tiết heo vẩy vào các gùi lúa, các công cụ lao động và vẩy xuống đất rẫy. Để mời các thần cùng dùng rượu với dân làng. Mọi người cùng reo hò, thể hiện sự đồng tình, quyết tâm bước vào mùa rẫy mới. Chiêng trống được tấu lên rộn ràng. Lúc này, bà con bắt đầu toả đi bắt tổ ong lấy mật và kiểm tra các bẫy đặt quanh rẫy. Các chàng trai cầm giáo, khiên múa một vòng quanh rẫy. Và đi về nhà chòi phía dưới là thần ác bằng gỗ bị buộc vào một chân lều, chặt đầu thần Ác với ý nghĩa trừ tà ma. Đuổi thần Ác đi nơi khác (vì thần ác làm cho lúa lép nên người dân tức giận). Cuối cùng, mọi người thực hiện nghi thức chọc lỗ. Gieo hạt và tưới nước, kết thúc những nghi thức của Lễ cầu mưa.

Lễ cúng là dịp để con cháu tìm hiểu và biết thêm về phong tục cua ông cha 

Dự nghi lễ truyền thống sau hơn 40 năm gần như bị quên lãng. Không được tổ chức trong buôn, bà H Lơm Niê (amí Chinh), ở buôn Păn Lăm chia sẻ. Bà cảm thấy rất vui mừng khi được xem lại một phong tục có từ khi bà còn nhỏ tuổi. Đây cũng là dịp để các con cháu bà được tận mắt chứng kiến lại phong tục của ông cha.Tiếng chiêng trống không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ cúng của người Ê-đê Tiếng chiêng trống không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ cúng của người Ê-đê

Sau khi nghi lễ cầu mưa ở bến nước kết thúc. Mọi người di chuyển về nhà chủ bến nước làm lễ cúng sức khỏe cho chủ bến nước. Và bắt đầu phần hội, uống rượu cần, giao lưu văn nghệ, diễn tấu nhạc cụ. Đây cũng là dịp để người Êđê nhắc nhở con cháu về một nghi lễ độc đáo. Chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc. Người Ê đê quan niệm, sau một lễ cầu mưa mà có một trận mưa xuống. Thì được coi là một niềm may mắn, cả buôn sẽ làm lễ ăn mừng trận mưa đầu mùa và làm lễ cầu mưa tiếp.

Xem thêm: TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT- THÀNH PHỐ MỘNG MƠ (1N)

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Khám phá 3 lễ hội đặc sắc ở Gia Lai
 19 Tháng 01 2021

Gia Lai không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn bởi những lễ hội đặc sắc đậm...

LỄ HỘI FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT
 23 Tháng 12 2019

Festival hoa Đà Lạt là một lễ hội lớn và được mong chờ rất nhiều từ du khách cả nước và người dân địa phương. Là một...

FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN DỊP CUỐI NĂM
 07 Tháng 12 2019

Bạn và gia đình đã có dự định gì vào dịp cuối năm chưa? Sau một năm làm việc mệt mỏi chắc bạn cũng đã có kế hoạch cho...

LỄ HỘI ĐUA VOI Ở BẢN ĐÔN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội đua voi ở Bản Đôn diễn ra vào tháng 3 hàng năm.LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN Địa...

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay vẫn chưa có thời gian tổ chức cụ thể. Và mỗi năm...

ĐỘC ĐÁO LỄ ĐẶT TÊN CHO CON CỦA NGƯỜI K'HO
 25 Tháng 12 2019

Theo quan niệm của người K'ho, việc làm lễ đặt tên cho con là một trong những nghi lễ rất quan trọng. Và cần thiết vì...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice