ĐỘC ĐÁO LỄ ĐẶT TÊN CHO CON CỦA NGƯỜI K'HO
ĐỘC ĐÁO LỄ ĐẶT TÊN CHO CON CỦA NGƯỜI K'HO
 25 Tháng 12 2019 4063 Đăng bởi 123TaDi

ĐỘC ĐÁO LỄ ĐẶT TÊN CHO CON CỦA NGƯỜI K'HO

Theo quan niệm của người K'ho, việc làm lễ đặt tên cho con là một trong những nghi lễ rất quan trọng. Và cần thiết vì đứa trẻ sinh ra cần phải được các Yàng (thần linh) che chở phù hộ trong suốt cuộc đời. Người K’ho họ sinh sống chủ yếu ở vùng Nam Tây Nguyên và là một trong các dân tộc bản địa của Tây Nguyên.

TẬP TỤC BẮT CHỒNG LÚC NỮA ĐÊM CỦA SƠN NỮ K’HO

Nghi lễ đặt tên cho con rất cần thiết và quan trọng

Đối với người K’ho, việc làm lễ đặt tên cho con là một trong những nghi lễ rất cần thiết. Và quan trọng vì đứa trẻ sinh ra cần phải được các thần linh che chở phù hộ trong suốt cuộc đời. Vì vậy cứ sau khi sinh được 7 ngày là mọi người trong gia đình phải làm lễ đặt tên cho em bé.  Đối với các dân tộc Tây Nguyên thì con số 7 được coi là con số thiêng và may mắn. Nên làm gì cũng được chọn nhất là trong các lễ hội.

TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT- MŨI NÉ 5N4Đ

Trong 7 ngày ở cữ của người mẹ, người K’ho cho cắm một cành cây. Có gai dài khoảng chừng 1m bên ngoài vách nhà nơi gần bếp lửa. Chỗ nằm của hai mẹ con vừa để ngăn ma, quỷ. Vừa để báo hiệu trong nhà có người mới sinh không cho khách và người lạ vào nhà. Để chuẩn bị cho buổi lễ đặt tên con. Trước đó người cha và mọi người trong gia đình phải bỏ thời gian để đan một chiếc gùi hoa nhỏ xinh. Cùng với bộ khung dệt vải hoặc rổ xúc cá nếu bà mẹ sinh con gái. Cũng có khi là một cái xà gạt (dao có cán đi rừng đặc trưng của người Tây Nguyên). Và một cái ná (cung tên) nhỏ nếu đó là con trai.

SAY MÊ VẺ ĐẸP HUYỀN ẢO VỀ ĐÊM CỦA THÀNH PHỐ SƯƠNG MÙ ĐÀ LẠT

Nghi lễ đặt tên con của người K'ho

lễ đặt tên cho con là một trong những nghi lễ rất quan trọng Lễ đặt tên cho con là một trong những nghi lễ rất quan trọng

Click ngay: NHỮNG ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI ĐẾN ĐÀ LẠT

Lễ đặt tên cho con được tổ chức ở giang chính và lễ vật không quá cầu kỳ

Lễ đặt tên cho con được tổ chức tại gian chính của nhà ngay trước bàn thờ. Lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ đặt tên cho em bé cũng khá đơn giản không quá cầu kỳ. Bao gồm: Một con gà sống, một chóe rượu cần, một nhánh chuối, một chén cơm, một quả trứng gà. Và một chén đựng bộ lòng gà, một chén tiết gà (sau khi hiến sinh). Bên cạnh đó được bày thêm chiếc gùi, bộ khung dệt hoặc chiếc xà gạt, chiếc ná nhỏ đã được chuẩn bị từ trước. Đây là những vật tượng trưng để cầu mong thần linh ban cho con gái thì: Xinh đẹp, chăm chỉ, khéo tay. Con trai thì được “ chân tay dài như vượn, mạnh khỏe như  gấu, sức mạnh như cọp”. Để chinh phục núi rừng săn bắt thú, giỏi việc nương rẫy. Người được mời tham gia buổi lễ gồm có ông cậu, già làng và bà mụ (bà đỡ). Mẹ em bé mới sinh và bà con bên nội bên ngoại của em bé để làm chứng. Thường bố vợ là người đứng ra làm lễ cúng Yàng. Ông mặc áo, khố truyền thống, đầu đội khăn choàng. Tay cầm một chiếc roi làm bằng mây rừng và lục lạc. Ngồi cạnh ông là người mẹ bế con và bà đỡ.

Nghi lễ đặt tên cho con 

Trong lễ cúng, trước khi hiến sinh, người chủ cúng hai tay ôm con gà. Đưa lên ngang tầm mắt hướng thẳng lên bàn thờ và bắt đầu cầu khấn thần linh phù hộ cho đứa trẻ. Nội dung lời khấn có thể tạm dịch như sau: “Ơ Yàng, hôm nay con cháu của tôi đã đủ 7 ngày, tôi xin Yàng đặt tên cho con cháu. Tôi cầu xin Yàng N’đu, Yàng Brê (thần rừng), Yàng Dà (thần sông). Yàng kơhbơnơm (thần núi) cho nó được bình yên từ khi còn bé cho tới lúc về già. Hôm nay tôi xin dâng lễ vật lên thần để đặt tên cho nó. Xin Yàng N’đu, Yàng brê, Yàng Dà, Yàng kơh bơnơm che chở cho nó luôn gặp may mắn và mạnh khỏe suốt đời”. Tất cả những người trong gia đình và họ hàng nội ngoại có mặt đều chắp tay và cầu nguyện cho đứa trẻ. Ngay sau khi khấn xong, con gà được cắt tiết cho vào chén, còn lưỡi gà được moi ra. Người cúng vừa khấn đọc tên đứa trẻ vừa cầm lưỡi gà nhúng vào rượu cần chọi lên bàn thờ từ 1 đến 3 lần cho đến khi lưỡi gà dính vào bàn thờ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tên của đứa trẻ cũng đã được thần linh chấp nhận. Sau đó, người ta lấy máu gà trong chén chấm lên trán đứa trẻ xin thần linh. Ban cho nó luôn mạnh khỏe và tới đây nghi lễ cũng được kết thúc.

Con cái được đặt theo họ mẹ

Người K’ho theo chế độ mẫu hệ nên con cái thường được đặt theo họ mẹ. Họ thường chọn tên của những người giỏi giang có tiếng tăm trong dòng họ, buôn làng để đặt tên cho con cháu. Họ cũng kiêng không lấy tên các thần linh để đặt cho con hoặc các tên như: sấm (lèp), sét (kơ’nàs), ma (cà), quỷ (mu) vì họ tin rằng những tên này sẽ mang đến tai họa, điềm dữ cho đứa trẻ trong suốt cuộc đời. Lễ đặt tên cho con là một phong tục truyền thống độc đáo của người K’ho nói riêng. Và một số tộc người sống ở vùng Tây Nguyên nói chung. Đây cũng là một trong những giá trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy.

Xem thêm: LỄ TRƯỞNG THÀNH CỦA NGƯỜI ĐỒNG BÀO Ê ĐÊ

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Khám phá 3 lễ hội đặc sắc ở Gia Lai
 19 Tháng 01 2021

Gia Lai không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn bởi những lễ hội đặc sắc đậm...

LỄ HỘI FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT
 23 Tháng 12 2019

Festival hoa Đà Lạt là một lễ hội lớn và được mong chờ rất nhiều từ du khách cả nước và người dân địa phương. Là một...

FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN DỊP CUỐI NĂM
 07 Tháng 12 2019

Bạn và gia đình đã có dự định gì vào dịp cuối năm chưa? Sau một năm làm việc mệt mỏi chắc bạn cũng đã có kế hoạch cho...

LỄ HỘI ĐUA VOI Ở BẢN ĐÔN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội đua voi ở Bản Đôn diễn ra vào tháng 3 hàng năm.LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN Địa...

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay vẫn chưa có thời gian tổ chức cụ thể. Và mỗi năm...

LỄ CẦU MƯA CỦA ĐỒNG BÀO Ê- ĐÊ TÂY NGUYÊN
 26 Tháng 12 2019

Lễ cầu mưa của đồng bào Ê- Đê được tổ chức vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hằng năm. Sau khi đã dọn sạch rẫy,...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice