Nhắc đến miền Tây, người ta không chỉ nhớ tới những địa điểm du lịch hấp dẫn, những trải nghiệm thú vị và độc đáo. Hơn nữa, ẩm thực miền Tây cũng là thứ níu chân nhiều du khách khi đến với nơi đây. Theo chân Thiên Nhân Travel, khám phá những món ăn sáng mang đậm hương vị miền Tây này nhé!
1. Bánh bò thốt nốt
Nhắc đến vùng đất Tây Nam Bộ không thể không nhắc đến bánh bò thốt nốt. Hương bánh thơm thơm, vị beo béo của nước cốt dừa với một ít dừa nạo từ lâu đã trở thành món ăn sáng của nhiều người tại đây. Nguyên liệu làm bánh cũng vô cùng đơn giản nhưng lại mang nét đặc trưng riêng. Bánh có phần bột được trộn từ bột gạo với phần cơm của vỏ và dùng được thốt nốt dánh nhuyễn lên và để bột nghỉ trong vòng một tiếng. Công đoạn tiếp theo sẽ là đổ vào khuôn lá chuối đã được phết dầu và mang đi hấp. Bật mí của người trong nghề, khi nào xiên tăm vào bánh mà không còn dính thì bánh đã chín và mang ra dùng ngay được.
2. Chuối nếp nướng
Chuối nếp nướng, món ăn thơm ngon mà vô cùng bình dị, buổi sáng sớm mà được một miếng này ăn thì thật thích. Quả chuối sứ được bọc bên ngoài là lớp nếp trộn với chút cốt dừa, lên thêm một lớp lá chuối bên ngoài để vị bánh thêm thơm. Món ăn này được nướng trên than hoa, khi được cho ra dĩa thêm một chút nước cốt dừa, đậu phụng rang thì thơm nứt mũi, vừa dẻo vừa giòn, ngon đến khó cưỡng.
3. Xôi bắp
Khác với món xôi bắp ăn kèm ruốc và hành phi như ở miền Bắc. Ở miền Tây, món xôi này có vị ngọt, thu hút nhiều thực khách, đặc biệt là các thực khách nhí. Nguyên liệu chủ yếu của món này là bắp, nếp, cốt dừa trộn chung lại với nhau và mang đi hấp lên cho thật nhuyễn. Và không thể thiếu một ít dừa tươi nạo, muối mè và đậu phộng khi ăn. Cái vị béo béo, bùi bùi ngay đầu lưỡi khiến ai ai cũng thích thú và ngon miệng. Bạn có thể tìm món này ở bất cứ nơi đâu ở miền Tây, từ xe bán dạo đến các hàng quán bên đường...
4. Bánh da lợn
Một loại bánh vô cùng đặc trưng của miền Tây không thể không kể đến chính là món bánh da lợn. Sỡ dĩ có tên như vậy là do bánh có nhiều lớp được xếp chồng lên nhau và nhìn trông rất bắt mắt, món ăn này cũng được nhiều người dùng cho bữa ăn sáng của mình. Được làm từ bột nếp, bột năng, đường và cốt dừa thơm ngậy. Để làm nên một chiếc bánh đặc biệt thì người làm bánh phải tỉ mỉ, khéo léo đổ 7 lớp với 2 màu xen kẽ nhau, và miếng bánh đủ ngon khi bánh mềm, độ dai vừa phải.
5. Bánh còng, bánh cam
Bánh còng, bánh cam thức bánh vô cùng dân dã tại xứ miệt vườn nơi đây. Nguyên liệu và cách làm cùng không mấy cầu kỳ, với bột gạo và bột nếp thêm ít nhân đâu xanh trộn đường tán nhuyễn rồi mang ra vo tròn, phủ một ít mè lên cho thơm rồi đem đi chiên. Bánh còng thì có hình vòng và không mang nhân như bánh cam. Nếu ai xa quê mà nếm được cái vị ngọt ngọt, thơm thơm của hai loại này thì thật nhớ quá đi thôi!
6. Bánh đúc lá dứa
Cái hình ảnh chiếc xe đạp với tiếng rao quen thuộc của cô bán bánh đúc mỗi sáng trên con đường làng khiến ai ai cũng nhớ. Chỉ vài ba nguyên liệu đơn giản từ bột năng, bột tẻ trộn với nước lá dứa mang sên trên bếp rồi đổ vào khuôn hấp thôi mà ăn thì thích vô cùng. Khi ăn thì dùng với nước cốt dừa, gừng và mè rang. Vừa ngon, vừa rẻ mà vừa no cho một bữa ăn sáng.
7. Xôi sầu riêng
Về xứ miệt vườn như miền Tây thì không thể thiếu sầu riêng. Nguyên liệu này cũng được dùng trong món ăn, đặc biệt phải kể đến xôi sầu riêng, ăn quên sầu luôn. Về phần xôi thì được nấu bình thường như các loại khác nhưng được thêm phần trên một chút lớp sốt sầu riêng nấu với đường và nước dừa. Phần xôi thì dẻo, phần sốt thì sền sệt và vàng óng - Thật là khó cưỡng. Ngại chi mà không thử ngay!
8. Bánh bèo
Bánh bèo đã quá quen thuộc với ẩm thực Việt Nam. Bánh bèo tại miền Tây thì mềm và thơm thơm mùi lá dứa, quết lên trên là nhân đậu xanh được nấu chín và dùng chung với nước cốt dừa. Món ăn tuy đơn giản nhưng luôn ngon và hấp dẫn với những ai đã, đang và sẽ thưởng thức.
Hôm nay, Thiên Nhân Travel sẽ giới thiệu đến bạn những món ăn đặc sản trong kho tàng ẩm thực miền Nam: