TÌM HIỂU LỄ RƯỚC GHẾ K'PAN CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
TÌM HIỂU LỄ RƯỚC GHẾ K'PAN CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
 25 Tháng 12 2019 4322 Đăng bởi 123TaDi

TÌM HIỂU LỄ RƯỚC GHẾ K'PAN CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ

Lễ rước ghế K'pan của người Ê Đê la một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống của người Ê Đê. Họ quan niệm rằng ghế K'pan là niềm tự hào của cả buôn làng và tượng trưng cho sự giàu có của gia đình. Cùng tìm hiểu lễ rước ghế K'pan  nhé! 

K'Pan là gì? Các công việc chuẩn bị cho lễ rước ghế K'pan

ghế K'pan Ghế K'pan niềm tự hào của người dân Ê Đê K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối rộng chừng 70cm, dài khoảng 15m, cao 45-50cm với độ dày 7-8cm. Để làm chiếc làm ghế K’pan phải chọn loại cây rừng lâu năm, cao, to, thẳng, gỗ tốt. Làm chiếc ghế K'pan khoảng gần chục ngày và để làm được ghế Kơ Pan. Đòi hỏi sức mạnh của tập thể rất lớn. Trong những ngày làm K'pan, người chủ không chỉ phải lo đủ gà, rượu, trâu, lợn, gạo phục vụ cho bà con. Mà theo tục lệ còn phải là người đã tổ chức được các lễ hiến sinh. Cầu sức khỏe có nhiều cuộc khoản đãi cộng đồng và có một số lượng chiêng ché lớn. Việc tìm và chặt cây phải được bàn định trước với gia đình bên vợ (vì người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ). Sau đó, đẽo một mảnh vỏ cây nhỏ mang về cúng thần, xin được ngả cây. Muốn đi chặc cây phải chọn ngày đẹp trời. Khi đi, trong buôn không có đám tang và không có tiếng mang giác mới tốt. Chủ nhà dẫn đầu đoàn người chặt cây gồm 7 người, mang theo rìu và dùi sắt. Tiếp đó là thầy cúng và người giúp việc quản lý (là anh em trai bên vợ. Cuối cùng là dân làng và người nhà đi theo mang lương thực phục vụ.

Nghi thức rước ghế K'pan vào nhà dài Ê Đê.

Nghi thức rước ghế K'pan vào nhà dài Ê Đê Nghi thức lễ rước ghế K'pan vào nhà dài Ê Đê

TOUR HOT: TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT- MALAYSIA ( 4N3Đ )

Chủ nhà bổ nhát rìu đầu tiên rồi đến mọi người. Cây chặt được nếu đổ ngang dòng nước phải bỏ sao cho cây đổ dọc mới được. Khi cây được chặt sạch cành lá, chủ nhà và thầy cúng đi lên thân cây 7 lần để đuổi tà ma. Sau đó, những người thợ dùng rìu đẽo cây thành chiếc K’pan có hình chiếc thuyền với những đường nét khỏe khoắn. Sau khi thầy cúng cầm rìu bổ nhẹ vào K’pan theo tục lệ. Trai tráng trong buôn cùng khênh K’pan về buôn. Trong khi những thanh niên nam nữ khác vừa đi vừa múa hát, gõ chiêng đi theo về. Đến đầu buôn, đám rước đặt K’pan xuống cho thầy cúng phủ vải đỏ lên rồi mới đưa về, đặt ở vườn sau nhà chủ. Sáng hôm sau, chiếc ghế K’pan tiếp tục được chạm khắc nối. Những đường nét hoa văn tinh tê mang tính biểu tượng truyền thống. Buổi trưa, khi chiếc K’pan chính thức hoàn thành. Mọi người trong buôn tập trung lại đưa ra cửa trước, đặt ghếch một đầu lên sàn nhà. Làm xong chủ nhà cầm lấy khiên, kiếm đã được bày sẵn trên chiếu. Đi lại trên K’pan 7 lần để xua thần xấu và đặt tên các K’pan. Như một sự thông báo chính thức rằng, mình là chủ của K’pan. Thầy cúng cũng bước ra và làm lễ khấn báo thần linh rằng, K’pan đã có chủ.

Ghế K'pan của người Ê Đê.

Ghế K’pan được các thanh niên trong buôn khênh vào gian khách, đặt dọc vách phía Tây nhà. Lúc này, lễ cầu Giàng mới chính thức bắt đầu. Lễ rước ghế K'pan gồm 1 trâu và 7 ché rượu được buộc vào 7 chiếc cột. Ché to nhất buộc ở cột ngoài cùng, thân cột bôi huyết trâu thành 7 khúc. Thầy cúng ngồi ở đầu K’pan, cầm chiếc que dài nhúng vào bát đồng đựng tiết lợn pha rượu và bôi dọc theo K’pan để yểm giữ tài sản cho chủ nhà. Khi việc cúng Giàng kết thúc cũng là lúc bà con ăn mừng chủ K’pan. Sáng sớm hôm sau, mọi người cùng dự lễ, rồi giết trâu để làm lễ vật. Vật phẩm làm lễ rước ghế  K'pan gồm:  Cơm nếp, cơm tẻ, thịt trâu. Ngoài ra còn có mâm dụng cụ mừng chủ nhà gồm quả bàu khô đựng nước, kiếm, khiên và dép bằng da trâu. Thầy cúng làm lễ xong, cũng là lúc mọi người trong buôn mang gạo, rượu tới mừng. Theo phong tục, trước khi về mỗi người còn được nhận một gói lá nhỏ đựng thịt. Lễ xong, chủ nhà nghỉ 2 ngày không đi làm rẫy.

Xem thêm: LỄ HỘI RẰM THÁNG GIÊNG THÁC PONGOUR

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Khám phá 3 lễ hội đặc sắc ở Gia Lai
 19 Tháng 01 2021

Gia Lai không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn bởi những lễ hội đặc sắc đậm...

LỄ HỘI FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT
 23 Tháng 12 2019

Festival hoa Đà Lạt là một lễ hội lớn và được mong chờ rất nhiều từ du khách cả nước và người dân địa phương. Là một...

FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN DỊP CUỐI NĂM
 07 Tháng 12 2019

Bạn và gia đình đã có dự định gì vào dịp cuối năm chưa? Sau một năm làm việc mệt mỏi chắc bạn cũng đã có kế hoạch cho...

LỄ HỘI ĐUA VOI Ở BẢN ĐÔN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội đua voi ở Bản Đôn diễn ra vào tháng 3 hàng năm.LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN Địa...

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay vẫn chưa có thời gian tổ chức cụ thể. Và mỗi năm...

LỄ CẦU MƯA CỦA ĐỒNG BÀO Ê- ĐÊ TÂY NGUYÊN
 26 Tháng 12 2019

Lễ cầu mưa của đồng bào Ê- Đê được tổ chức vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hằng năm. Sau khi đã dọn sạch rẫy,...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice