LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA ĐỒNG BÀO NGƯỜI Ê ĐÊ
LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA ĐỒNG BÀO NGƯỜI Ê ĐÊ
 25 Tháng 12 2019 5929 Đăng bởi 123TaDi

LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA ĐỒNG BÀO NGƯỜI Ê ĐÊ

Lễ cúng thần lúa của người Ê Đê là một lễ cúng mang tính chất gia đình. Nhưng rất quan trọng trong cuộc sống tâm linh của người Ê Đê. Từ xa xưa đến nay, đồng bào người Ê Đê luôn tin rằng, cho dù lúa trên đồng được mùa, gặt về chất đầy nhà. Nhưng nếu không làm lễ cúng hồn lúa, sẽ khiến cho thần (hồn) lúa… buồn, không ở lại với gia đình nữa mà bỏ đi mất.

Ngày 1: Chuẩn bị lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng thần lúa 

Lễ cúng thần lúa thường diễn ra khi trời sẩm tối, nhưng suốt ngày hôm đó. Những người đàn ông trong gia đình và bà con họ hàng tề tựu đông đủ tại nhà gia chủ để chuẩn bị, bày biện và sắp sẵn các lễ vật. Họ tiến hành mổ heo, mổ gà, dựng cột gơng, buộc choé rượu cần. Đong đầy nước suối vào các choé, vại trong không khí hân hoan, náo nức. Chuẩn bị cho lễ cúng thần lúa là thầy mo của làng. Thầy đại diện cho buôn làng cử hành những nghi thức cúng tế. Làm nhiệm vụ giao tiếp và chuyển lời cầu khẩn của buôn làng đến thần linh. Chuẩn bị lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng thần lúa  Một số chuẩn bị lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng thần lúa

Tại không gian rẫy lúa:

Chủ rẫy cắm một cây nêu, treo hình nộm tượng trưng cho thần giữ rẫy. Gạo trong lễ cúng thần lúa được tuốt từ rẫy thiêng. Rẫy này chỉ có chủ nhà của gia đình mẫu hệ chăm sóc và thu hoạch dùng cho lễ cúng hồn lúa. Khi thu hoạch lúa tại rẫy thiêng phải tuốt bằng tay để không làm cây lúa bị đau. Có như vậy thần lúa mới ở lại với gia chủ, giúp cho gia chủ khỏi bị đói nghèo. Lễ vật cúng thần lúa tại rẫy gồm có: một con gà trống thiến, một ché rượu, bảy ống cơm lam nấu từ gạo thu hoạch ở rẫy thiêng. Khi mọi lễ vật đã chuẩn bị xong, thầy cúng đọc lời khấn tạ ơn: Thần lúa, thần đất, thần núi, thần suối, thần sông, thần rẫy… Đã giúp chủ rẫy một mùa bội thu. Đồng thời cầu mong mùa rẫy mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bắp lúa đầy chòi, đầy kho. Sau đó, mọi người cùng ăn uống vui vẻ.

Ngày 2: Làm lễ rước thần lúa

Thầy cúng Thầy cúng làm lễ

Xem thêm: Vườn Thượng Uyển Bay- Khu vườn hoàng gia độc nhất Đà Lạt

Các lễ vật cần chuẩn bị để chủ nhà làm lễ cúng thần lúa

Tại không gian ngôi nhà dài của gia chủ: Chủ nhà làm lễ cúng thần lúa. Lễ vật gồm có: ba con heo thiến (một con cúng thần lúa, một con cúng tổ tiên ông bà, một con cúng sức khỏe cho chủ nhà). Ngoài ra còn có bảy ché rượu, một nồi cơm đầy, một bầu gạo đầy. Tất cả được bày trên chiếc chiếu hoa trải sát cửa sổ hướng Đông của gian gah (gian khách) nhà dài. Vào lễ, vợ chồng chủ nhà ngồi trên chiếu hoa sát mâm lễ, mặt quay về cửa sổ phía Đông. Dàn chiêng Knah đánh bài “ngă yang” (gọi Giàng). Thầy cúng đọc bài khấn: “Ơ Giàng bên Đông, Giàng bên Tây! Ơ Giàng lúa, Giàng núi, Giàng sông! Các Giàng đã cho đất tôi trồng lúa Cho mưa thuận, gió hòa lúa bắp tốt tươi Nay tôi tuốt lúa rẫy thiêng Tôi bẻ bảy gùi bắp Heo thiến tôi nướng chín vàng Rượu bảy ché đã buộc Cơm gạo mới nấu đầy nồi Tôi mời các Giàng về cầm cần rượu Ăn cơm gạo mới, ăn thịt heo nướng Cùng gia đình chủ rẫy.”

Mời các vị thần linh cùng hưởng

Khấn xong, thầy cúng cắm cần lấy rượu ra tô đồng hòa với tiết heo mời gia chủ uống đồng cảm với thần linh. Rồi thầy cúng cầm bát đồng pha rượu và tiết heo vẩy vào bếp lửa, kho lúa, dàn chiêng, công cụ lao động, cầu thang lên xuống nhà dài… với ý nghĩa mời các vị thần linh cùng hưởng. Sau đó thầy cúng cầm cần rượu mời gia chủ, bà con trong họ hàng (theo thứ tự nữ trước, nam sau) cùng uống rượu. Lễ cúng không thể thiếu tiếng cồng chiêng ngân vang Lễ cúng thần lúa không thể thiếu tiếng cồng chiêng ngân vang
Tiếp đến là nghi thức cúng rước hồn lúa vào kho lúa. Lễ vật là một ché rượu nhỏ, một con gà trống thiến, một tô thịt thái nhỏ, một tô đựng tiết gà pha rượu. Thầy cúng đọc lời khấn: “Ơ Giàng! Bây giờ chủ nhà làm lễ rước hồn lúa vào kho Cho dù heo ăn, gà bới, chim mổ lúa Xin hồn lúa đừng có buồn mà bỏ đi Hãy ở lại với chủ nhà Giúp cho chủ nhà lúa, bắp luôn đầy kho, đầy bồ…” Sau lời khấn, thầy cúng cầm tô rượu có pha tiết gà vẩy vào bồ lúa và xung quanh kho lúa, với ý nghĩa cầu mong  thần lúa giúp cho chủ nhà mùa rẫy mới lúa bắp đầy kho, đầy bồ. Sau đó mọi người cùng ăn uống vui vẻ.

Ngày 3: Làm lễ ăn cơm mới.

Làm lễ ăn cơm mới. Làm lễ ăn cơm mới. Lễ vật gồm có bảy ché rượu, bảy con heo nhỏ, một thúng xôi, ba thúng cơm gạo mới, một nồi canh củ quả (được thu hoạch từ rẫy). Tất cả lễ vật đều đặt trên chiếc chiếu hoa cạnh cửa sổ phía Đông ngôi nhà dài. Vợ chồng chủ nhà được mời ngồi cạnh ché rượu thứ nhất mặt quay về mâm cỗ. Thầy cúng đọc lời khấn, tạ ơn các vị thần: Thần lúa, thần đất, thần núi, thần sông. Và tổ tiên ông bà đã giúp cho gia chủ một mùa rẫy bội thu. Đồng thời cầu mong các vị thần, tổ tiên ông bà giúp cho gia chủ mùa rẫy mới. Thóc lúa đầy bồ, heo, gà, trâu, bò đầy đàn, chật bãi. Sau lời khấn, chủ nhà được mời uống rượu trước, lần lượt từ ché rượu thứ nhất đến ché rượu thứ bảy.Rồi đến người nhà, bà con họ hàng, cứ nối  nhau thành một dãy dài (cách uống rượu như thế này người Êđê gọi là mnăm ring).

Nhân vật chính trong lễ cúng là nữ

Tin mới: 60 TIỆM CAFE ĐÀ LẠT CÓ VIEW SIÊU ĐẸP, SIÊU LÃNG MẠN (Phần I)

Trong nghi thức cúng hồn lúa, nữ chủ nhà là nhân vật chính vì người Ê Đê theo mẫu hệ. Và người nữ trong gia đình cũng là người giữ gìn kho lúa, giữ bếp lửa. Vì vậy vai trò của họ rất quan trọng, đại diện cho gia đình đặt mối liên kết với hồn lúa thông qua thầy cúng. Sau những lời khấn nguyện, chúc phúc, nữ gia chủ được thầy cúng mời đến choé rượu. Vít cần rượu đầu tiên để chính thức mở màn cho buổi tiệc mừng. Bước tiếp đến choé rượu là người chồng và những người nữ khác trong gia đình, họ hàng, dòng tộc. Lễ cúng thần lúa là một trong những nghi lễ mở đầu cho mùa lễ hội “ăn năm, uống tháng” của người Ê Đê. Đây là một nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa, gắn với sản xuất nông nghiệp, cần được gìn giữ, phát huy trong đời sống cộng đồng.

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Khám phá 3 lễ hội đặc sắc ở Gia Lai
 19 Tháng 01 2021

Gia Lai không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn bởi những lễ hội đặc sắc đậm...

LỄ HỘI FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT
 23 Tháng 12 2019

Festival hoa Đà Lạt là một lễ hội lớn và được mong chờ rất nhiều từ du khách cả nước và người dân địa phương. Là một...

FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN DỊP CUỐI NĂM
 07 Tháng 12 2019

Bạn và gia đình đã có dự định gì vào dịp cuối năm chưa? Sau một năm làm việc mệt mỏi chắc bạn cũng đã có kế hoạch cho...

LỄ HỘI ĐUA VOI Ở BẢN ĐÔN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội đua voi ở Bản Đôn diễn ra vào tháng 3 hàng năm.LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN Địa...

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
 23 Tháng 12 2019

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay vẫn chưa có thời gian tổ chức cụ thể. Và mỗi năm...

LỄ CẦU MƯA CỦA ĐỒNG BÀO Ê- ĐÊ TÂY NGUYÊN
 26 Tháng 12 2019

Lễ cầu mưa của đồng bào Ê- Đê được tổ chức vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hằng năm. Sau khi đã dọn sạch rẫy,...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice