Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến mảnh đất ngàn năm văn hiến, hay “cái nôi” của văn hóa Việt Nam. Nơi đây có những công trình kiến trúc, văn hóa, tâm linh cố kính, mang đậm những giá trị văn hóa, tư tưởng của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt nói riêng. Nhắc đến Hà Nội, ta nghĩ ngay đến Quảng trường Ba Đình có Lăng Bác, Ô Quan Chưởng, thành Cổ Loa, Cầu Long Biên, Hồ Gươm, Tháp Bút… được xem là những chứng nhân của lịch sử. Bên cạnh đó, gò Đống Đa cũng là một địa danh rất nổi tiếng tại đây, từng có một thời oanh liệt kháng giặc ngoại xâm và là nơi đã trải qua hàng trăm năm ngắm nhìn sự đổi thay của vùng đất thủ đô “rồng bên lên” này. Ghé Hà Nội, cùng Thiên Nhân Travel ghé thăm gò Đống Đa tham quan và tham gia lễ hội gò Đống Đa truyền thống của bà con nơi đây nhé!
Ý nghĩa của Lễ hội gò Đống Đa
Là lễ hội được tổ chức nhằm ăn mừng chiến thắng, mừng chiến công oanh liệt của ông cha ta trong quá khứ, và bày tỏ lòng biết ơn của những thế hệ sau với những người đã ngã xuống, hy sinh vì độc lập dân tộc. Đồng thời, bày tỏ sự biết ơn, kính trọng vua Quang Trung, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến, đập tan quân xâm lược.
Lịch sử của lễ hội gò Đống Đa
Lễ Hội gò Đống Đa được tổ chức vào mồng 5 Tết Âm lịch hàng năm, gò Đống Đa tọa lạc tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Lễ hội được tổ chức nhằm ăn mừng chiến công vẻ vang của nhân dân, đồng thời là phút giây tưởng nhớ về những công lao, cống hiến của vua Quang Trung đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, dành lại độc lập cho dân tộc. Vào mồng 5 tết Nguyên đán hàng năm, đến gò Đống Đa, ta lại nghe người dân nơi đây đọc cho nhau nghe những câu thơ về chiến thắng năm xưa:
“Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò
Mùng Năm Tết trận thắng to
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Mùng Năm giỗ trận tưng bừng
Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông
Nước còn đang chống ngoại xâm
Quang Trung sống mãi trong lòng chúng ta!”.
Vào năm 1789, Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nhân dân đập tan hơn 29 vạn quân Thanh. Hiện nay, gò Đống Đa đã trở thành di tích lịch sử nổi tiếng của quốc gia Việt Nam, là minh chứng cho thấy nhân dân Việt Nam hùng cường và tài ba.
Lễ hội diễn ra như thế nào?
Vào tờ mờ sáng ngày mồng 5 Tết âm lịch hàng năm, tổ chức rước thần mừng chiến thắng từ đình Khương Thượng về gò Đống Đa với không khí long trọng, trang nghiêm, hàng ngàn người dân du khách tụ hội về đây, người cầm cờ, cầm hoa, tán, lọng, kiệu cùng những âm thanh mang âm điệu vui tươi, ăn mừng chiến thắng. Đoàn người rước kiệu đi một cách chậm rãi, thể hiện sự biết ơn và tỏ long kính trọng sâu sắc đối với các tiền nhân.
Tham gia lễ hội gò Đồng Đa, hay nhất vẫn là lễ rước “Rồng lửa” được làm bằng rơm, mon ang và giấy trang trí trí thành một con rồng. Hàng chục thanh niên trai tráng bận võ phục đi xung quanh và biểu diễn côn, tiết mục này như đang tái hiện lại trận chiến năm xưa do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Biểu tượng “Rồng lửa” ấy chính là biểu tượng cho lòng yêu nước, sự kiên cường, bất khuất của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Tại lễ hội gò Đống Đa, có lễ dâng hương, đọc sớ văn kể lại những chiến tích hiển hách năm Kỷ Dậu 1789, ca ngợi tài năng mưu lược của vua Quang Trung, đồng thời ca ngợi tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đến Hà Nội, hãy một lần đến với gò Đống Đa và tham gia lễ hội tại đây, để thấy được lịch sử vẻ vang của dân tộc. Để thấy được, đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng hùng cường làm sao.
Đến miền Bắc nước ta, nhất định phải tham gia các lễ hội nổi tiếng sau đây: Lễ Hội Chùa Hương - Lễ Hội Tôn Giáo, Tâm Linh Lớn Bậc Nhất Việt Nam, Giỗ Tổ Hùng Vương - Một Trong Những Ngày Lễ Lớn Ở Việt Nam và tham quan một số địa điểm du lịch nổi tiếng như Check-In Chợ Hoa Quảng Bá - “Đà Lạt Thu Nhỏ” Giữa Thủ Đô, Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đi Tham Quan Làng Cổ Đường Lâm Hà Nội, Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đi Chùa Trấn Quốc Hà Nội.