Những trò chơi vận động mầm non giúp trẻ tăng cường sức khỏe mẹ nên áp dụng ( phần 2 )

Những trò chơi vận động mầm non giúp trẻ tăng cường sức khỏe mẹ nên áp dụng ( phần 2 )

Những trò chơi vận động mầm non giúp trẻ tăng cường sức khỏe mẹ nên áp dụng ( phần 2 )
 29 Tháng 04 2020 2276 Đăng bởi 123Tadi

Những trò chơi vận động mầm non giúp trẻ tăng cường sức khỏe mẹ nên áp dụng ( phần 2 )

Các bé ở lứa tuổi mầm non nên thường xuyên tham gia những trò chơi vận động mầm non sẽ giúp các bé phát triển thể chất và kích thích sự thông minh, sáng tạo ở trẻ một cách hiệu quả nhất. Một cơ thể khỏe mạnh ngoài chế độ ăn uống, thì nên cần có thêm những hoạt động thể chất để tăng cường sức đề kháng. sau đây cùng Thiên Nhân Travel tìm hiểu những trò chơi vận động mầm non ( phần 2 ), thường phổ biến nhất các bạn có thể tham khảo để giúp các bé nhà mình phát triển một cách toàn diện nhất nhé.

Thông tin cần biết:

Trò chơi vận động mầm non: Chi chi chành chành

Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non

Trò chơi vận động mầm non: Chi chi chành chành

Đặc điểm trò chơi chi chi chành chành:

Đây là một trong những trò chơi vận động mầm non giúp bé luyện tập sự nhanh nhẹn, phản xạ tốt, không đòi hỏi phải có sân chơi lớn.

Cách chơi chi chi chành chành

Cô giáo sẽ cho một bé đứng xòe bàn tay ra, những bé còn lại giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay của bé đó rồi đọc nhanh:

“Chi chi chành chành- Có cái đanh thổi lửa- có con ngựa chết trương- có ba vương ngũ đế- Chấp dế đi tìm- Ù à ù ập.”

Đến lúc tới chữ “ập” thì bé sẽ nắm tay lại. Những bé còn lại thì phải nhanh chóng rút tay thật mạnh, bé nào rút không kịp sẽ bị nắm trúng thì phải đổi vai thành người xòe ra, và đọc câu đồng dao như lúc nãy để cho các bạn khác chơi.

Trò chơi vận động mầm non: Ô tô vào bến

Trò chơi vận động mầm non: Ô tô vào bến

Trò chơi vận động mầm non: Ô tô vào bến

Luật chơi Ô tô vào bến

Ô tô sẽ vào đúng bến của mình. Bé nào đi nhầm bến của mình sẽ phải ra ngoài mỗi một lần chơi.

Cách chơi Ô tô vào bến:

Trong trò chơi vận động mầm non này, Cô giáo sẽ chuẩn bị khoảng từ 4 đến 5 lá cờ có nhiều màu sắc khác nhau. Chia sân chơi ra làm 4 – 5 chỗ tương ứng với những màu của lá cờ.
Cô giáo sẽ bắt đầu phát cho trẻ một lá cờ hoặc giấy màu có cùng màu với màu của cô giáo.

Bé sẽ làm ô tô với nhiều màu sắc khác nhau.
Cô giáo sẽ hô: “Ôtô chuẩn bị về bến” thì lúc này cô giáo đưa hiệu lệnh màu cờ gì thì ô tô màu đó sẽ được vào bến.

Cô giáo cho các bé chạy tự do trong phòng, vừa chạy các bé sẽ vừa cho tay ra trước ngực như đang lái ôtô, vừa đi các bé vừa nói: “Bim, bim, bim…”

Cứ khoảng tầm 30 giây, cô giáo sẽ ra hiệu lệnh một lần. Khi cô giáo giơ cờ màu nào thì ô tô của các bé có màu đó chạy về bến. Những ôtô khác vẫn sẽ tiếp tục chạy nhưng sẽ chạy chậm lại. Sau mỗi lần chơi các bé sẽ ra ngoài nếu đi nhầm không phải bến của mình.

Trò chơi vận động mầm non: Bắt chước cách tạo dáng

Trò chơi vận động mầm non: Bắt chước cách tạo dáng

Trò chơi cho trẻ mầm non: Bắt chước cách tạo dáng

Luật chơi bắt chước cách tạo dáng:

Các bé phải đứng ngay lại sa khi có hiệu lệnh của cô giáo và phải nói chính xác dáng đứng của mình đang tượng trưng cho con vật gì.

Cách chơi bắt chước cách tạo dáng:

Trước khi trò chơi bắt đầu, cô giáo sẽ gợi ý cho các bé nhớ lại một số hình ảnh về những con vật sẽ có trong trò chơi. Chẳng hạn như con mèo nằm thì sẽ như thế nào? Con gà mổ thóc thì sẽ ra làm sao?

Mỗi bé sẽ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con vật nào để đến khi giáo viên bắt đầu ra hiệu lệnh tạo dáng thì tất cả các bé sẽ tạo dáng theo những hình ảnh mà các bé đã chọn sẵn. Sau đó, cô giáo sẽ đặt câu hỏi cho các bé về kiểu dáng đang đứng tượng trưng cho con vật gì và trẻ phải trả lời đúng con vật đó. Để trò chơi của cô và trò được vui hơn, cô giáo sẽ cho các bé chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay của mình.

Khi các bé chạy, cô giáo sẽ để các dừng lại và tạo dáng.

Trò chơi vận động mầm non: Vượt chướng ngại vật

Trò chơi vận động mầm non: Vượt chướng ngại vật

Trò chơi vận động mầm non: Vượt chướng ngại vật

Chuẩn bị gì khi chơi vượt chướng ngại vật:

  • Phấn để kẻ vạch.
  • Chai nhựa có cổ
  • Hầm chui hoặc thùng carton để làm chứng ngại vật
  • Dây đeo vòng (bằng nhựa hoặc carton)

Cách chơi vượt chướng ngại vật:

Cô giáo sẽ chia các bé thành từng nhóm (mỗi nhóm sẽ có tối đa là 5 bé).
Cô giáo sẽ cho trẻ xuống thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Sau cô giáo ra hiệu lệnh, các bé sẽ chạy lên bật (chụm 2 chân lại) để đi qua “suối”, chạy, bò hoặc chui để qua đường hầm, chạy nhanh đến dây đeo vòng nhảy lên cao để lấy vòng bằng 2 tay sau đó đứng tại vị trí ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp ở cuối hàng cuối hàng.

Yêu cầu với trò chơi vượt chướng ngại vật:

Bé trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì bé thứ hai mới bắt đầu chạy từ tiếp điểm xuất phát, cứ lần lượt như thế cho đến hết giờ không phải chờ hiệu lệnh của cô giáo.
Các bé sẽ chơi liên tục trong khoảng thời gian là tầm 15 phút, số lần chơi của các bé không hạn chế.
trò chơi vận đông cho trẻ mầm non

Trò chơi vận động mầm non: Tàu hỏa

Trò chơi vận động mầm non: Tàu hỏa

Trò chơi vận động mầm non: Tàu hỏa

Luật chơi tàu hỏa:

Các bé sẽ phải xuất phát và ngừng lại theo như đúng hiệu lệnh của cô giáo. Nếu như bé nào không thực hiện đúng thì bắt buộc phải ra ngoài không chơi một vòng.

Cách chơi tàu hỏa:

  • Trong trò chơi vận động mầm non này, Cô giáo sẽ vạch sẵn 2 đường thẳng song song với nhau hay cũng có thể sử dụng hàng gạch lót nền để làm vạch.
  • Cô giáo cho các bé xếp thành hàng dọc, lúc này tay của các bé sẽ đặt lên vai nhau làm thành một đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song (hoặc cũng có thể đi theo hàng gạch lót nền).
  • Khi cô giáo bắt đầu giơ cờ xanh, các bé sẽ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng không ngừng kêu: “xình, xịch”.
  • Khi cô giáo hô: “Tàu lên dốc” thì tất cả các bé phải đi bằng gót chân và miệng bắt đầu kêu: “tu tu”
  • Khi cô giáo hô: “Tàu xuống dốc” thì tất cả các bé phải đi bằng mũi chân và miệng cũng vẫn kêu: “tu tu”.

Chú ý:

Để trò cho trò chơi được vui hơn, cô giáo cũng nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh.

Khi các bé đang đi bằng gót chân (khi có hiệu lệnh tàu lên dốc) thì đừng cô giáo đừng ra hiệu lệnh ngay “tàu xuống dốc”.

Nhịp độ của cô giáo khi ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi sẽ mất vui, nhịp điệu ra hiệu lệnh cũng không nên nhanh quá sẽ khiến hàng ngũ bị lộn xộn. Vậy nên, đối với trò chơi này nhịp độ ra hiệu lệnh của cô giáo lúc nhanh lúc chậm đúng lúc sẽ tạo nên không khí vui vẻ hơn.
Một khi bé đã chơi thành thạo cô giáo nên mời một bé nào đó để làm người quản trò.

Trên đây là những trò chơi vận động mầm non mà bạn nên hướng dẫn cho các bé chơi. Với những trò chơi vận động bổ ích này sẽ giúp cho con bạn vừa rèn luyện thể lực và trí thông minh của mình.

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Tại Sao Cần Chuẩn Bị Kỹ Năng Sống Cho Trẻ?
 18 Tháng 10 2024

Kỹ năng sống không chỉ đơn thuần là những hành vi ứng xử trong cuộc sống mà còn là những kỹ năng để con đối mặt với các...

Hoạt động trải nghiệm làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10 Tại Vietup Academy
 21 Tháng 10 2024

Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) là một dịp để ta tôn vinh những người phụ nữ đã làm thế giới này thêm tốt đẹp bằng tình...

Con Lạc Quan Sống Hạnh Phúc Nhờ 6 Bí Quyết
 24 Tháng 10 2024

Gia đình nào cũng muốn con phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta mong muốn con cái có được hạnh phúc...

Hoạt Động Trải Nghiệm Trang Trí Báo Tường Dịp Lễ Hội Halloween Tại Vietup Academy
 01 Tháng 11 2024

Lễ hội Halloween là ngày gì?Halloween là một trong những lễ hội quan trọng trong văn hóa phương Tây, được tổ chức vào...

Bí quyết dạy con chăm chỉ học hành mà bố mẹ không nên bỏ qua
 05 Tháng 11 2020

Rất nhiều bố mẹ “đau đầu” khi dạy trẻ học. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng phương pháp dạy con học hành chăm chỉ, bố mẹ sẽ...

Bố mẹ cần làm gì khi bé nhõng nhẽo, mè nheo
 16 Tháng 11 2020

Xã hội hiện đại các bậc phụ huynh thường coi trọng,nuông chiều các cậu ấm cô chiêu nhà mình quá mức khiến nhiều bé đâm...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice