KINH NGHIỆM ĐI LỄ CHÙA YÊN TỬ QUẢNG NINH 2020

KINH NGHIỆM ĐI LỄ CHÙA YÊN TỬ QUẢNG NINH 2020

KINH NGHIỆM ĐI LỄ CHÙA YÊN TỬ QUẢNG NINH 2020
 18 Tháng 01 2020 8097 Đăng bởi 123TaDi

KINH NGHIỆM ĐI LỄ CHÙA YÊN TỬ QUẢNG NINH 2020

Yên Tử – Quảng Ninh từ lâu đã được coi như “Đất tổ Phật giáo ở Việt Nam”. Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất cực kỳ linh thiêng. Yên Tử còn là một điểm đến đẹp được nhiều người biết. Khu di tích Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ, nằm kéo dài từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử. Hãy cùng Thiên Nhân Travel tìm hiểu về kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử Quảng Ninh nhé.

Chùa Yên Tử Quảng Ninh

Các bạn có thể leo lên núi Yên Tử bằng hai cách như sau:
  • Theo đường cáp treo vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 400 m gần chùa Hoa Yên.
Bạn có thể đi cáp treo để lên chùa Yên Tử Bạn có thể đi cáp treo để lên chùa Yên Tử
  • Cách thứ hai là theo đường đi bộ dọc theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.
  • Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan đến chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu và một số điểm tham quan như tháp Tổ, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, khu du lịch sinh thái Thác Vàng, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, Thác Bạc và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, v.v....
LỄ HỘI YÊN TỬ Ở QUẢNG NINH 2019

Thời điểm thích hợp hành hương đến chùa Yên Tử

Bạn có thể đi đến Yên Tử vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng thông thường mọi người đến Yên Tử vào 2 mùa chính:
  • Từ 1/1 đến hết tháng Ba âm lịch đây là mùa lễ hội diễn ra ở Yên Tử .
  • Hai ngày 30/4, 1/5 dương lịch trở đi hầu hết là khách du lịch đến tham quan thắng cảnh.

Nếu mục đích là đi Lễ thì các bạn nên chọn sang tháng Hai âm lịch đi cho đỡ đông. Còn nếu chỉ đi vãn cảnh thì các bạn có thể đi bất kỳ thời điểm nào trong năm.

ĐỀN CỬA ÔNG – ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH ĐẸP NHẤT VIỆT NAM 2020

Mùa lễ hội:

Trong mùa lễ hội vào những ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nơi đây rất đông nên mọi người thường phải xếp hàng chờ cáp treo và có khi diễn ra tắc đường (mất ít nhất là vài tiếng đồng hồ). Vì thế nếu có thể thì bạn nên sắp xếp đi vào những ngày khác trong tuần. Thời điểm thích hợp hành hương đến chùa Yên Tử Thời điểm thích hợp hành hương đến chùa Yên Tử Riêng ngày thứ Bảy sau rằm tháng Giêng thường rất đông vì thế bạn không nên đi vào ngày đó. Rất nhiều người đã không thể lên đến chùa Đồng hoặc thậm chí bị lỡ hành trình cho chuyến đi của mình. Nếu quyết định đi cáp treo, các bạn nên bố trí thời gian đến Yên Tử vào buổi trưa tầm 12h đến 13h để tránh phải xếp hàng chờ đợi. Các bạn vẫn nên tranh thủ lên chùa Đồng rồi xuống cho kịp trước khi trời tối.

MIẾU BÀ CHÚA XỨ- ĐIỂM TÂM LINH NỔI TIẾNG CẦU GÌ ĐƯỢC ĐẤY NĂM 2020

Ngoài mùa lễ hội:

Ngoài mùa lễ hội khách đến Yên Tử cũng rất đông. Chủ yếu là khách Hàn Quốc và khách miền Nam. Các bạn có thể đến vào các buổi nhưng phải xuống núi sớm tầm khoảng 17h đến 18h chiều.

Lưu ý thời gian chạy cáp treo:

Vào các ngày lễ cáp treo thường hoạt động từ lúc 5h sáng đến 20h tối. Còn ngoài mùa lễ hội sáng khoảng 7h mới bắt đầu chạy cho đến 18h chiều.

CHÙA BA VÀNG – ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH NĂM 2020

Phương tiện đi lại

Đi từ Hà Nội đến Yên Tử:

Xe khách

Hầu như các xe khách từ Hà Nội đi Hạ Long đều có qua Yên Tử. Các bạn cứ ra Bến xe Mỹ Đình bắt xe đi Móng Cái đến đền Trình bảo nhà xe cho xuống rồi đi Yên Tử. Nếu không biết bạn cứ nhắc bác tài cho xuống Yên Tử là được. Xe khách Xe khách Hàng ngày đều có các chuyến xe đi Hạ Long, Móng Cái từ bến xe Mỹ Đình, các xe này đều chạy qua Yên Tử như Kumho Việt Thanh, Đức Phúc và nhiều nhà xe khác, cứ khoảng 30 phút lại có một chuyến. Thời gian đi từ Hà Nội đến Yên Tử mất khoảng 4 tiếng, các bạn nên đi từ sáng sớm. 

Phương tiện cá nhân

Từ Hà Nội

Nếu bạn đi từ trung tâm Hà Nội, thì bạn nên đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh. Rồi rẽ vào đường Quốc lộ 18 đi theo lộ trình Cẩm Phả, Chí Linh, Đông Triều, Uông Bí rồi tới đền Trình – Yên Tử. Tới được đền Trình, các bạn có thể dừng chân tại đây vào thắp nén hương hoặc có thể đi lên núi luôn.

Từ Hải Phòng đi Yên Tử

Các bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi rẽ trái đi ngược lại đường 18 khoảng 2 km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử. Nếu bạn đi bộ từ bãi gởi xe dưới chân núi thì bạn có thể đi theo hành trình như sau: Từ bãi đỗ xe các bạn đi thẳng là sẽ đến suối Giải Oan (khoảng 300m), đây là con suối linh thiêng tại Yên Tử. Tới suối, nhìn phía bên tay trái có một Đàn Tràng. Sau đó sẽ tới chùa Giải Oan rồi các bạn sẽ tiếp tục leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp tổ. Sau đó tiếp tục leo lên dốc Dây Diều bạn sẽ đến được chùa Hoa Yên, ngôi chùa chính của Yên Tử, nơi ngày xưa Phật Hoàng tu hành và giảng đạo. Tiếp đó bạn có thể bắt gặp chùa Một Mái. Ô tô riêng Ô tô riêng Tiếp tục đi theo đường chính thì bạn sẽ thấy có đường leo tiếp đến chùa Bảo Sái. Tiếp tục leo thì bạn sẽ đến được tượng đá An Kỳ Sinh. Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông là điểm đến tiếp theo và tiếp đến là chùa Đồng. Chùa Yên Tử Quảng Ninh

Chùa Yên Tử Quảng Ninh

Lưu ý:

Đường lên chùa Đồng dốc đá rất cheo leo và sau khi thắp hương tại chùa bạn có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình. Nếu bạn đi hướng tay phải xuống thì có thể qua chùa Vân Tiêu và tiếp tục hành trình xuống chân núi Yên Tử.

TẾT 2020: NHỮNG MÓN ĂN MANG ĐẬM HƯƠNG VỊ TẾT

Thời gian dự tính:

Tùy thuộc vào sức khỏe và thời gian dừng lại để thắp hương và thời gian đi, nhưng thường thì mất từ 6 đến 8 tiếng để hoàn thành cuộc hành trình.

Nếu đi cáp treo, hành trình của các bạn sẽ như sau:

Đến bãi đỗ xe các bạn đi thẳng qua cầu Giải Oan, lên chùa Giải Oan.  Chùa Yên Tử Chùa Yên Tử Nếu đi tiếp lên ga 2 bạn sẽ đến được Tháp Tổ rồi lên chùa Hoa Yên. Các bạn thấy chùa Một Mái ở phía trên nằm trên đường đi, lên thắp hương rồi tiếp tục đi xuống ga. Đi tầm 200m thì sẽ đến được tượng An kỳ Sinh rồi đến Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Điểm đến tiếp theo trong cuộc hành trình là chùa Đồng và sau đó thì xuống núi. 

PHÁ RỪNG XÂY CẦU ĐÁY KÍNH Ở THUNG LŨNG TÌNH YÊU ĐÀ LẠT 2020

Thời gian dự tính:

Hành trình đi bằng cáp treo sẽ mất khoảng 4 giờ.

Dịch vụ

Hiện nay, dịch vụ ở Yên tử rất phát triển và chia thành 2 khu vực chính: Khu vực bán quà bánh và đồ lưu niệm ở chân núi và khu vực nằm ở cạnh chùa Hoa Yên trên lưng núi. Càng lên cao việc vận chuyển càng khó khăn nên giá cũng tăng lên theo độ cao. Chùa Yên Tử Quảng Ninh Chùa Yên Tử Quảng Ninh Nếu muốn qua đêm tại đây bạn có thể thuê phòng tại các nhà nghỉ, khách sạn. Bên cạnh đó bạn có thể thuê lều để thử cảm giác cắm trại bên ngoài. Ăn uống thì dưới chân núi có khu dịch vụ với nhiều nhà hàng bán đầy đủ đồ ăn hoặc các bạn có thể ăn ở chợ Yên Tử. Một món đặc sản của Yên Tử các bạn nên ăn thử một lần đó là măng trúc, có nhiều cách chế biến, đơn giản nhất là luộc ăn với muối vừng.

Trầu một lá Yên Tử

Trầu một lá được biết đến là có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các bạn nên mua ở ga 2 cáp treo, đây là điểm bán chính thức của Hội chữ thập đỏ. Hoặc bạn có thể liên hệ số điện thoại: 0120 559 8596 (chị Phương) để được tư vấn cụ thể về trầu một lá. Trầu một lá Yên Tử Trầu một lá Yên Tử TOUR TẾT CỔ TRUYỀN 2020 – MÙA XUÂN CỦA EM

Canh gà rượu Bâu

Nhắc đến yên Tử thì phải nhắc đến canh gà rượu Bâu. Rượu Bâu là loại rượu đặc biệt được lên men bằng lá cây rừng của người dân tộc sống quanh núi Yên Tử. Canh gà được nấu với gừng và rượu Bâu có công dụng trị cảm lạnh rất tốt. Canh gà rượu Bâu Canh gà rượu Bâu

Lưu ý trang phục

Trang phục mùa đông:

Vào mùa đông, thời tiết trên Yên Tử thường lạnh và gió rét, vì thế các bạn nên mang theo áo khoác thể thao hoặc áo phao thật ấm, nhẹ nhàng và không thấm mồ hôi. Khi leo lên Yên Tử, việc cởi áo ra, mặc áo vào là thường xuyên vì khi leo thì  khá là nóng, khi dừng lại nghỉ thì lạnh teo vì vậy bạn không nên mặc những trang phục không cởi được. Bạn cũng nên mang theo một bộ đồ dự phòng để thay vì leo núi mùa lễ hội thường rất dễ bị bẩn, hay bị ướt. Đừng mặc quần jean hoặc đồ chật vì rất khó leo núi. Bạn nên mặc đồ co giãn thoải mái.

Trang phục mùa hè:

Bạn hãy lựa chọn trang phục theo tiêu chí gọn và nhẹ. Vì đây là nơi linh thiêng nên các bạn nên mặc trang phục lịch sự không được mặc quần áo hay váy quá ngắn, mang tính chất phản cảm. Bạn nên mang theo dù (ô) để phòng khi trời nắng hay mưa đột ngột. MÃN NHÃN VỚI MÙA XUÂN MIỀN BẮC

Giày leo núi:

Tốt nhất là nên có một đôi giày leo núi, hoặc giày ba-ta có độ bám tốt và thoải mái khi đi lại. Đường leo Yên Tử hầu như là bậc thang đá và việc đi đường dài sẽ dẫn đến đau chân. Tuyệt đối không nên mang giày cao gót vì bạn sẽ chẳng thể leo núi với đôi giày cao gót đâu. Đặc biệt bạn không nên sử dụng các loại giày mắc tiền, vì việc leo núi có thể làm hư giày của bạn.

Lưu ý khác

Nước uống

Bạn chắc chắn cần nước, mồ hôi của bạn sẽ nhễ nhại khi leo và đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi một lượng nước lớn nên bạn đừng quên mang theo nước. 

Đồ ăn

Vào mùa lễ hội bạn có thể mua thức ăn vặt, đồ uống một cách dễ dàng. Ngày thường, người dân cũng bán nhưng chỉ bán ở dọc đường. Nếu đi không phải mùa lễ hội thì bạn nên chuẩn bị thức ăn từ trước, đề phòng trường hợp không tìm được nơi bán hàng. 

Tour tâm linh khác: TOUR DU LỊCH TÂM LINH NGHỆ AN – NINH BÌNH – QUẢNG NINH 4N3Đ

Mua sắm

Vào dịp lễ hội có rất nhiều người bán lá, cây thuốc tươi, nếu biết chắc chắn và muốn mua thì các bạn hãy mua còn chỉ nghe những người đi cùng, những người trên đường nói với nhau hay giới thiệu, khen hay thì bạn đừng nên mua kẻo bị lừa. Điều mà bạn không được quên là không mua đồ linh tinh khi bạn không biết sẽ phải làm gì với nó hay tặng nó cho ai.

Lưu ý: Quý khách muốn thiết kế chương trình sân khấu Galadinner và Game Teambuilding theo chủ đề riêng – Mang tính chất chương trình lớn theo số lượng người đi xin hãy liên hệ 0977.618.686 (Mr. Thắng) để được có giá ưu đãi nhất.

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice