MIẾU BÀ CHÚA XỨ- ĐIỂM TÂM LINH NỔI TIẾNG CẦU GÌ ĐƯỢC ĐẤY NĂM 2020

MIẾU BÀ CHÚA XỨ- ĐIỂM TÂM LINH NỔI TIẾNG CẦU GÌ ĐƯỢC ĐẤY NĂM 2020

MIẾU BÀ CHÚA XỨ- ĐIỂM TÂM LINH NỔI TIẾNG CẦU GÌ ĐƯỢC ĐẤY NĂM 2020
 18 Tháng 01 2020 17627 Đăng bởi 123TaDi

MIẾU BÀ CHÚA XỨ- ĐIỂM TÂM LINH NỔI TIẾNG CẦU GÌ ĐƯỢC ĐẤY NĂM 2020

Miếu Bà Chúa Xứ dưới chân núi Sam không chỉ là nơi tôn nghiêm mà còn là nơi có kiến trúc đẹp nổi tiếng ở tỉnh An Giang và khắp Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt những ngày đầu năm Miếu Bà Chúa Xứ thu hút nhiều du khách thập phương đến với mong muốn một năm may mắn, mạnh khỏe và thành đạt.

Giới thiệu về Miếu Bà Chúa Sứ 

Miếu Bà Chúa Xứ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Miếu được xây dựng từ 200 năm trước bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía Tây Bắc núi Sam. Năm 1807, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962 được tu sửa khang trang bằng đá miếng, lợp ngói đông dương. Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành năm 1976 bởi kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng. Kiến trúc đó được giữ đến tận ngày nay. Miếu bà chúa sứMiếu bà chúa sứ Miếu bà chúa sứ  chân núi Sam thuộc trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, Thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam Nếu đền Bà Chúa Kho là nơi xin lộc, vay vốn làm ăn ở miền Bắc thì miền Nam có miếu Bà Chúa Xứ. Vào dịp Tết cho tới tháng 4 âm lịch hàng năm, nơi đây luôn đông khách thập phương cùng giới buôn bán kéo về lễ bái cầu may, cầu phúc, làm ăn phát đạt.

Khám phá những gì ở Miếu Bà Chúa Xứ?

Miếu Bà Chúa Xứ có kiến trúc theo kiểu chữ “Quốc”, vật liệu chủ yếu bằng gạch và có 4 mái hình vuông, mái lợp ngói ống màu xanh. Bên trong miếu còn giữ lại tấm vách đá dài 10m là bệ miếu cũ. Khu nhà để tượng cũng có 4 mái hình vuông ở ngay chính điện, lát bằng đá xanh, vách 2 bên tượng là đá cẩm thạch nhập ở Ý, Nhật, Đài Loan.

Chính điện của miếu Bà Chúa Xứ

Chính điện của miếu Bà Chúa Xứ Chính điện của miếu Bà Chúa Xứ

Bố cục trong miếu được thiết kế theo lối đình đền truyền thống gồm chính điện, võ ca, phòng khách. Bên cạnh đó không gian ở đây còn được trang trí đậm nét nghệ thuật Ấn Độ, trần nhà có treo đèn chùm, các cánh cửa được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoàng phi được sơn son, dát vàng rực rỡ.

Không gian bên trong mang phong cách Ấn Độ

Ngôi miếu thờ tượng Bà với hình tượng đang ngồi, đội mũ, bị gãy bên tay trái, mặc áo bào thêu rồng phượng. Mặt tượng màu nâu cánh gián, mắt đen. Xưa kia, tượng đặt trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Nhưng nay đã được người dân đặt ở giữa chính điện. Xung quanh đó còn có bàn tờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền đặt 2 bên. Bên trái đặt bàn thờ Cậu có một Linga bằng đá rất to, bàn thờ Cô ở bên phải thờ tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ.

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt trong chính điện

Tượng bà chúa sứ Tượng bà chúa sứ

Nhà trưng bày cũng là điểm thu hút du khách khi đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhiều người đến miếu cầu tài lộc, bình an không ngại chi khoản tiền lớn cho những lễ vật để dâng lên Bà. Vì họ quan niệm rằng lễ vật có giá trị càng cao thì càng thể hiện lòng thành kính và sẽ nhận lộc lại càng lớn. Đến nay trong miếu hiện có rất nhiều lễ vật có giá trị như những bộ trang phục lộng lẫy được thêu rồng phượng, mão đội đầu, kiệu, trang sức quý... được trưng bày để người dân đến tham quan và ghi nhớ sự đóng góp của những người cúng viếng. Nhà trưng bày không có kiến trúc đặc sắc nhưng luôn thu hút bởi các lễ vật giá trị và lộng lẫy này.

Khuôn viên của miếu Bà Chúa Xứ

Vãn cảnh của Miếu Bà Chúa Xứ Vãn cảnh của Miếu Bà Chúa Xứ Khuôn viên vô cùng rộng rãi với những cây cảnh được tạo dáng đẹp mắt. Điểm tô cho không gian là sắc hoa rực rỡ. Vào buổi tối, khi đèn lên, không gian miếu cổ kính lại thêm phần lung linh. Vãn cảnh chùa, thắp nhang cầu những điều bình an tốt lành cho bản thân và gia đình xong, bạn có thể leo lên tầng cao của ngôi miếu, ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao, đưa mắt hướng về phía xa, bạn có thể thấy được cả 1 góc của thành phố.

Đi lễ chùa Bà Châu Đốc vào những ngày nào

Từ tháng 1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch chính là thời gian nhiều người sắp xếp cho những chuyến đi hành hương lễ chùa. Nếu đi vào khoảng thời gian này, bạn nên lựa chọn đi trong tuần để không phải chịu cảnh đông đúc. Đặc biệt từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm thì lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” được tổ chức. Nếu bạn muốn được hòa vào không khí lễ hội, được tham gia các trò vui thì bạn có thể đến chùa vào thời gian này. Miếu bà Chúa Xứ vào những ngày lễ Miếu bà Chúa Xứ vào những ngày lễ Khi đi chùa, bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, lịch sự để thể hiện sự tôn kính, lòng thành của mình. Tốt nhất nên chọn giày thể thao êm ái chất lượng, không nên mang giày cao gót, tông Lào,... để việc leo núi được dễ dàng, không gặp sự cố.

Lễ vật đi chùa Bà Châu Đốc

Lễ vật đi cúng bà chúa sứ Lễ vật đi cúng bà chúa sứ Lễ vật đi chùa Bà Châu Đốc gồm có mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, bánh bao, heo quay nguyên con. Trong số các đồ cúng này thì heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng, đặc biệt được số đông người hành lễ dùng để dâng cúng. Theo như phong tục thì heo quay dùng để cúng sẽ phải có một con dao cắm ở ngay sống lưng. Heo quay là lễ vật không thể thiếu khi đi lễ tại miếu Bà Chúa Xứ Heo quay là lễ vật không thể thiếu khi đi lễ tại miếu Bà Chúa Xứ Khi sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc, những đồ như bánh kẹo, hoa quả, hương,... dễ mang theo thì bạn nên chuẩn bị ở nhà. Bạn có thể chọn mua đồ thờ cúng đầy đủ: bánh chính hãng chất lượng, hoa quả sạch không chất độc hại, hay nhang hương trầm mùi thơm vừa thể hiện sự thành tâm đồng thời giá thành cũng tốt hơn là mua ở những hàng quán bán đồ lễ ở gần chùa. Đối với heo quay, do lý do di chuyển nên không phải ai cũng có thể chuẩn bị mang theo từ nhà. Heo quay bạn có thể mua ở gần chùa. Tuy nhiên khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ về giá bán và chất lượng để tránh trường hợp mua với giá quá đắt.

Bài văn khấn cúng Bà Chúa Xứ 

Khi đã sắm lễ đi chùa Bà Châu Đốc đầy đủ, vào thắp hương cúng Bà Chúa Xứ thì để lời khẩn cầu được Bà chấp nhận, ban linh, bạn nên khấn theo bài văn: “Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ. Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:…. Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm. Hôm nay Con sắm sửa hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ. Sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.” Trên đây là những chia sẻ về đi lễ chùa Bà Châu Đốc. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin hữu ích để chuẩn bị cho chuyến đi hành hương thuận lợi. Khi đi chùa Châu Đốc, bạn có thể kết hợp du lịch miền Tây trong ngày mang đến nhiều trải nghiệm thú vị để tham quan vẻ đẹp sông nước nơi đây hay dành thời gian vi vu những địa điểm du lịch sinh thái gần Sài Gòn đầy mới lạ.

Các bài viết gợi ý:

TOP 5 CHÙA CẦU DUYÊN LINH THIÊNG NHẤT TẠI HÀ NỘI

TOUR ĐÀ LẠT- HÀ NỘI- NINH BÌNH- HẠ LONG- YÊN TỬ- SAPA 6N5Đ

TẾT 2020 NHỮNG MÓN ĂN MANG ĐẬM HƯƠNG VỊ TẾT

DỊCH VỤ XIN VISA ĐỨC GIÁ RẺ, TRỌN GÓI, UY TÍN

TỔNG HỢP CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẢN MIỀN TÂY 2019

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Vũng Bồi Bình Định - Điểm đến du lịch ‘mới toanh’ được giới trẻ check in rần rần
 29 Tháng 10 2020

Với những địa danh nổi tiếng như: Bãi Biển Kỳ Co, Cù Lao Xanh, Eo Gió,… du lịch Bình Định ngày càng thu hút du khách....

Surf Bar - Quán bar trên bãi biển siêu chất, cực chill khi du lịch Quy Nhơn
 31 Tháng 10 2020

Quy Nhơn được mệnh danh là thiên đường của biển, của đảo. Chính vì vậy, nếu như ở Hà Nội là “Trà đá vỉa hè”, Sài Gòn là...

Làng nghề Quy Nhơn hút khách đến thăm
 05 Tháng 11 2020

Đất võ Bình Định là địa phương nổi tiếng với những tiết mục võ cổ truyền, nhiều danh thắng nổi tiếng như Kỳ Co, Eo Gió,...

Du lịch Bình Định nhớ ghé hải đăng Hòn Nước - điểm đến ‘siêu hoang sơ’ cho dân mê phượt
 06 Tháng 11 2020

Bình Định điểm du lịch mới mẻ đầy quyến rũ cho dân mê phượt. Việc chạy xe máy bon bon qua những cung đường đèo, ngắm...

Bật mí 03 địa điểm cắm trại tại Quy Nhơn
 07 Tháng 11 2020

Bật mí 03 địa điểm cắm trại tại Quy Nhơn

Seasilde - "Ốc đảo" của thành phố Quy Nhơn
 10 Tháng 11 2020

Seasilde - "Ốc đảo" của thành phố Quy Nhơn

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice