Những món ăn đặc sản nhất định phải thử khi đến Bắc Ninh

Những món ăn đặc sản nhất định phải thử khi đến Bắc Ninh

Những món ăn đặc sản nhất định phải thử khi đến Bắc Ninh
 13 Tháng 05 2021 1075 Đăng bởi Bích Ngọc

Những món ăn đặc sản nhất định phải thử khi đến Bắc Ninh

Nhắc đến Bắc Ninh người ta sẽ nghĩ ngay đến các liền anh, liền chị, những làn điệu dân ca xao xuyến, những di tích văn hóa, phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Không những vậy, nơi đây còn có rất nhiều đặc sản mang đậm hương vị đồng quê mà không nơi đâu có được, du khách sẽ bị thu hút bởi những đặc sản nổi tiếng này. 123tadi.com giới thiệu đến bạn những đặc sản nổi tiếng nhất định phải thưởng thức khi đến Bắc Ninh, mời bạn cùng tham khảo nhé!

Bánh phu thê Đình Bảng - Món ăn đặc sản Bắc Ninh

Bánh Phu Thê là loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam – bắt nguồn từ triều Lý. Bánh được làm từ bột gạo nếp xay, muốn bánh thơm ngon phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng. Màu vàng của vỏ bánh được tạo thành từ hoa dành dành – hoa dành dành được phơi khô, khi nào làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết ra nước có màu vàng, lấy nước này trộn vào bột để tạo màu bánh. Để bánh có được độ giòn thì người ta dùng đu đủ thái nhỏ ngâm đường phèn sau đó nhào chung với bột. nhân bánh gồm có: đậu xanh nấu chín, đường trắng, cùi dừa bào sợi, hạt sen. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu thì đến công đoạn gói bánh, tùy từng nơi khác nhau mà người ta có thể gói bằng những loại lá khác nhau như: lá chuối, lá dong, lá dừa.

Bánh phu thê Đình Bảng là 1 trong những đặc sản Bắc Ninh

Bánh sau khi luộc chín có màu vòng óng, lan tỏa mùi thơm rất dịu. Khi ăn người ta có thể cảm nhận được độ dẻo, thơm của nếp, độ giòn của đu đủ, độ béo của dừa nạo, độ ngậy của đậu xanh, vị bùi của hạt sen và ngọt thanh của đường,… tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành món bánh vô cùng thơm ngon lôi cuốn mọi thực khách.

Loại bánh này tượng trưng cho sự tròn vẹn nghĩa phu thê

Tương Đình Đỗ - Món ăn đặc sản Bắc Ninh

Nghề làm tương ở làng Đình Đỗ có từ lâu đời và nổi tiếng gần xa. Để làm nên một mẻ tương ngon thì nguyên liệu chính không thể thiếu là ngô, đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng. Người ta phải trải qua rất nhiều bước kì công và tỉ mỉ để có một mẻ tương ngon và đảm bào chất lượng đến người tiêu dùng. Đặc biệt, tất cả đều được lên men tự nhiên mà không dùng bất cứ loại hóa chất hay phụ gia nào, nên các bạn hoàn toàn yên tâm nhé.

Tương Đình Đỗ Bắc Ninh được làm khá cầu kỳ và kỳ công

Các nguyên liệu đều được lựa chọn một cách khắt khe. Gạo và đỗ phải là loại hảo hạng nhất, phải chọn loại ngô đỏ, hạt mẩy và căng. Ngô sau khi phơi khô được đem đi đồ chín rồi ủ lên men. Đỗ tương cũng được rang chín cho vào trong chum sành đổ nước vào cho ngập và ngâm. Trong quá trình lên men phải thường xuyên kiểm tra, khuấy và vớt bỏ bọt, để tương lên men đều, có độ mịn nhất định và đạt tiêu chuẩn.

Chén tương khi thành phẩm sẽ có màu đỏ đậm, sánh mịn và có mùi thơm béo ngậy

Để có một mẻ tưởng thành phẩm ngon, đạt tiêu chuẩn phải ngâm ủ trong vòng 15 ngày, sau đó đem đi xay tương thành phẩm. Tương có màu đỏ đậm, đặc sánh, có mùi thơm béo ngậy và vị ngọt bùi của nếp và ngô. Đây là đặc sản giàu chất dinh dưỡng có thể dùng để làm nước chấm rau luộc, thịt luộc, bún,…đây là món quà vô cùng chất lượng và có ý nghĩa khi mua về làm quà cho người thân và bạn bè khi có dịp ghé Bắc Ninh đấy nhé!

Bánh khúc làng Diềm - Ăn gì khi du lịch Bắc Ninh

Bánh khúc làng Diềm thường được làm trong các dịp lễ, tết, hội hè, rằm hoặc mùng một, để mời họ hàng, quan khách. Không biết món bánh này bắt nguồn từ khi nào nhưng nó trở thành đặc sản không thể thiếu của con người nơi đây.

Nguyên liệu làm nên món bánh này gồm: gạo nếp, đậu xanh, rau khúc, thịt mỡ, hạt tiêu, mộc nhĩ,…bánh khúc có 2 loại nhân: nhân hành và nhân độ xanh. Công đoạn làm bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn khá nhiều thời gian.

Chiếc bánh khúc khiến mỗi người con khi xa quê đều nhớ về

Gạo nếp sau khi được ngâm 3 – 4 tiếng cho mềm thì đem đi xay với nước rồi lọc lấy bột, tiếp theo là công đoạn trùng bột – đây là công đoạn khó nhất trong quá trình làm bánh, bột chín quá thì sẽ không nhào nặn được, sống quá thì lại bở không kết dính, vì vậy công đoạn này cần người có kinh nghiệm mới có thể cho ra mẻ bột đạt chuẩn. Tiếp theo, rau khúc rửa sạch thì đem đi luộc sơ và trộn với bột theo tỉ lệ 2kg bột, 1kg rau. Đem hỗn hợp này giã nhuyễn đến khi có được khối bột mềm mịn và dẻo. Cuối cùng là công đoạn nặn bánh rồi mang đi hấp và chờ thành quả thôi.

Vào những ngày se lạnh, thưởng thức chiếc bánh khúc nóng hổi quả là ấm người

Thưởng thức bánh khúc lúc nóng hổi là thơm ngon nhất. Bánh khúc nhân thịt ăn dai dai, mùi thơm của rau khúc, hạt tiêu, hòa quyện cùng thịt đậm đà, mộc nhỉ giòn giòn, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng lại, còn nhân đậu xanh tan trong miệng béo ngậy, bùi bùi làm mê mẫn lòng người. Đến Bắc Ninh mà quên thưởng thức bánh khúc làng Diềm quả là một thiệt thòi lớn.

Tham khảo ngay những món đặc sản khác:

Thử Món Bún Thang Lươn - Trứ Danh Đất Hưng Yên

Những Quán Mỳ Quảng Ngon Nhất Đà Nẵng

Bánh Mướt Nghệ An Đặc Sản Bình Dị Làm Từ “Hạt Ngọc Trời”

“Nằm Lòng” Ngay 12 Món Ăn Đặc Sản Nghệ An Hút Hồn Khách Phương Xa (Phần 2)

“Nằm Lòng” Ngay 12 Món Ăn Đặc Sản Nghệ An Hút Hồn Khách Phương Xa (Phần 1)

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice