LỄ TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J'RAI VÀ BA NA

LỄ TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J'RAI VÀ BA NA

LỄ TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J'RAI VÀ BA NA
 24 Tháng 12 2019 5645 Đăng bởi 123TaDi

LỄ TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J'RAI VÀ BA NA

Lễ tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui). Còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn(Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum.

LỄ HỘI VĂN HÓA TRÀ BẢO LỘC

Vật cúng bao gồm những gì?

Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng. Nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn. Một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ Cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Lễ tạ ơn cha mẹ Lễ tạ ơn cha mẹ

Thông thường ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc. Còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui. Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò). Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng thần linh. Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con.

Lễ tạ ơn cha mẹ của người J'Rai và Ba Na

Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu. Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc… Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Gà sẽ được lóc xương nấu cháo; heo sẽ lấy phần thịt thăn đem nướng. Sau khi đã chuẩn bị xong, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha. Đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng. Nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay. Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành. Cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa. Lễ tạ ơn cha mẹ Lễ tạ ơn cha mẹ

Nếu trường hợp chỉ còn mẹ mà cha đã chết thì sau khi nhận lễ của con xong. Người mẹ sẽ kêu cha về chứng kiến việc làm lễ tạ ơn của con… Còn mẹ chết trước, chỉ có cha thì phần lễ sẽ được kêu cúng cho mẹ trước rồi mới dâng cho cha ăn sau. Khi người mẹ nếm can rượu cần, xem như đã nhận phần đền đáp của con mình. Rượu được chuyển tiếp tục cho cha rồi đến người con. Thông thường con ruột sẽ uống trước rồi sau đó mới đến dâu hoặc rể.

Lễ tạ ơn cha mẹ

Sau đó là bà con thân thuộc và sau cùng mới bà con làng xóm. Cuộc vui kéo dài đến hết ngày hôm sau. Cứ mỗi khách đến họ mang theo ít gạo, vài quả trứng gà đã luộc sẵn, một ít tiền để biếu gia chủ. Cầu mong mọi sự điều tốt đẹp, gia đình ngày càng sung túc hơn. Để góp vui với chủ nhà, đàn ông mang theo lít rượu, phụ nữ chai nước ngọt hay đồ ăn mà nhà mình có sẵn. Khi đến họ rót rượu hoặc nước ngọt ra mời chủ nhà và khách đến tham dự. Gia chủ lại bày thức ăn ra và họ cùng ăn uống, hát hò, chúc tụng vui vẻ. Và một điều đặc biệt là Lễ cúng tạ ơn cha mẹ được con cái tổ chức như nhau cho hai bên gia đình nội, ngoại. Nếu bên nào ở gần con hơn thì sẽ được tổ chức trước. Và bên kia cũng sẽ được chọn ngày để con cháu tạ ơn giống như vậy. Điều này nói lên sự công bằng trong văn hóa ứng xử của người Ba Na và J’rai. Lễ tạ ơn cha mẹ Lễ tạ ơn cha mẹ

Lễ cúng heo (bò) tạ ơn cha mẹ hay Lễ đập heo (bò) cho cha mẹ ăn là một nét đẹp mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ đã để lại dấu ấn tốt đẹp cho mỗi người tham dự. Và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc. Tạo nên sức mạnh đoàn kết của dòng tộc và cộng đồng làng. Phong tục tốt đẹp này sẽ còn tồn tại, lưu truyền và phát huy mãi đến mai sau.

TOUR CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
7 lễ hội tại Phan Thiết - Bình Thuận đặc sắc
 05 Tháng 12 2020

Mỗi vùng đất mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng, Phan Thiết là một vùng đất có rất nhiều phong tục của...

Top 5 nhà thờ nổi danh Đà Lạt
 31 Tháng 12 2020

Noel về là dịp để chúng ta có dịp đoàn tụ bên gia đình, bạn bè, người thân. Chắc hẳn trong tiết trời se se lạnh, lung...

"Quẩy" cùng Hue - Countdown 2021 an toàn với khẩu trang miễn phí
 31 Tháng 12 2020

Ban Tổ chức Hue - Countdown 2021 đã chuẩn bị 10.000 khẩu trang y tế, bình rửa tay khô sát khuẩn tại các điểm cố định để...

Năm du lịch quốc gia 2021 sẽ diễn ra ở đâu?
 01 Tháng 02 2021

Sau một năm bị trì hoãn do Covid-19, Ninh Bình tiếp tục là nơi đăng cai các hoạt động của Năm du lịch quốc gia 2021, với...

LỄ HỘI YÊN TỬ Ở QUẢNG NINH 2019
 27 Tháng 04 2020

Tổ chức lễ hội Yên Tử Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng giêng. Và kéo dài hết tháng 3 âm lịch....

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN - ĐÀ LẠT
 28 Tháng 04 2020

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt là một lễ hội đặc sắc của những người đồng bào nơi đây. Lễ hội mở ra nhằm...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice