CÁC LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA

CÁC LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA

CÁC LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA
 25 Tháng 09 2019 8126 Đăng bởi 123TaDi

CÁC LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở NHA TRANG - KHÁNH HÒA

Là một trong những địa điểm du lịch, vịnh biển đẹp nhất ở Việt Nam. Vùng đất mệnh danh “Xứ trầm, biển yến” Nha Trang Khánh Hòa không chỉ cuốn hút du khách bởi ưu thế du lịch, cảnh quan, địa thế, khí hậu. Mà còn nổi tiếng với những lễ hội văn hóa, truyền thống đặc sắc nổi tiếng.

1/ Festival biển Nha Trang

hoat-dong-festival-bien-nha-trang-khanh-hoa-2019-7-đã-nén Tổ chức lần đầu tiên 2003, và định kỳ 2 năm 1 lần vào dịp hè. Festival biển Nha Trang đã trở thành điểm hẹn của nhiều du khách trong và ngoài nước . Đây là một hoạt động quan trọng trong các hoạt động văn hóa du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách và thúc đẩy du lịch tỉnh nhà. Đến với festival biển Nha Trang bạn sẽ được tham dự các hoạt động lễ hội, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như: lễ hội cầu ngư, lễ hội ẩm thực, trò chơi dân gian,... Bên cạnh đó còn có nhiều hội thảo khoa học, trưng bày nghệ thuật. Các hoạt động thể thao, liên hoan nhằm tôn vinh nét đẹp, hình ảnh con người, văn hóa của vùng đất Nha Trang. Khánh Hòa cũng như tôn vinh thế mạnh biển đảo địa phương.

2/ Lễ hội Cầu Ngư – Khánh Hòa

Lễ-cầu-ngư-Nha-Trang Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải. Là tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Quảng Bình trở vào. Ông Nam Hải, thực ra là loài cá Voi. Loài cá có thân hình to lớn, nhưng bản tính lại hiền hoà, thường cứu giúp những ngư dân. Mỗi khi gặp nạn trên biển được ngư dân các tỉnh phía Nam gọi cá ‘Đức Ông’,‘Cá Ông’ hay ‘Ông Nam Hải. Lễ tế Ông Nam Hải ngày nay thường được gọi là Lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội Cầu Ngư diễn ra vào ngày cá voi chết (ngày ông lỵ) Nếu lễ hội ở vùng đồng bằng Khánh Hòa thiên về sự trang nghiêm, thành kính. Thì Lễ hội Cầu Ngư lại thiên về sự tưng bừng, náo nức và tràn trề sức sống. Không như các lễ hội truyền thống khác, không gian Lễ hội thường chỉ khoanh lại trong một phạm vi điện thờ. Không gian Lễ hội Cầu Ngư lại được mở rộng ra toàn làng và ngoài biển khơi mà Lăng Ông chỉ là tâm điểm. Trong không gian mở ấy, rất nhiều nghi thức được diễn ra trong ba ngày đêm. Trong đó có những nghi thức riêng như: Lễ Nghinh Ông (Lễ Nghinh thủy triều), trò diễn Hò Bá trạo. Những nghi thức lễ nhưng đầy tính chất hội hè ấy, đã tạo nên đặc trưng cho Lễ hội Cầu ngư của vùng Nam Trung bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng.

3/ Lễ hội tháp Bà Ponagar

Lễ-hội-tháp-bà-Ponaga Lễ hội Tháp Bà Ponagar ở tỉnh Khánh Hòa còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ Vía Bà. Là di sản văn hoá phi vật thể, thuộc loại hình lễ hội truyền thống. Đã được bộ trưởng bộ văn hoá, thể thao và du lịch đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (năm 2012). Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch. Và tổ chức tại di tích Tháp Bà Ponagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Các hoạt động chính của lễ hội: Lễ thay y: Nghi lễ được tiến hành ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm (5 loại). Hiện nay, lễ thay y không còn là nghi lễ mà các thiếu nữ trong xóm Bóng thay y Mẫu, thay vào đó là một số phụ nữ lớn tuổi thực hiện. Sau khi tắm tượng xong, Thánh Mẫu được mặc xiêm y và mũ miện mới do người dân dâng cúng.

Lễ thả hoa đăng:

Nghi lễ diễn ra ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Đoàn rước từ tháp xuống xóm Bóng và đến đàn tế lễ bên dòng sông Cái. Cầu siêu xong, các thuyền trên sông đốt nến thả đăng khiến cho một khúc sông trở nên lung linh, huyền ảo. Lễ cầu Quốc thái dân an: diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 Âm lịch, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa chủ trì lễ cúng. Lễ hoàn kinh, cúng thí thực: Nghi lễ diễn ra trưa ngày 21 tháng 3 Âm lịch.

Dâng lễ Mẫu:

Nghi lễ diễn ra giờ Tý ngày 22 tháng 3 Âm lịch để dâng hương lễ Mẫu. Tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn Vương: diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; đoàn tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu. Lễ hội Tháp Bà Ponagar là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc trên dải đất miền Trung. Lễ hội là hoạt động góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Những nghi lễ, vật phẩm thờ cúng, trang phục truyền thống, điệu múa Bóng, vở tuồng cổ… được tái hiện trong lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

4/ Lễ Hội Am Chúa

le-hoi-am-chua Lễ hội Am Chúa hay còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na được tổ chức từ ngày mùng 1 đến 3/3 âm lịch.  Tổ chức tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Am Chúa (xã Diên Điền, tỉnh Khánh Hòa ). Đây là dịp sinh hoạt văn hóa linh tính, để người dân Khánh Hòa nói riêng. Khách thập phương cả nước nói chung biểu thị tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”. Nhớ ơn Bà Mẹ Xứ Sở đã dạy cho dân Khánh Hòa biết cấy cày, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải… Theo truyền thuyết, núi Đại An là nơi Thánh Mẫu Thiên Y A Na giáng trần. Bà có công dạy cho người dân biết cấy cày, dệt vải, đặt ra lễ nghi… mang lại cuộc sống bình yên, no đủ cho nhân dân. Để tưởng nhớ công ơn của bà, người dân đã lập đền thờ Am Chúa. Di tích Am Chúa là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay, di tích vẫn còn lưu giữ nhiều sắc phong của triều đình nhà Nguyễn. Lễ hội Am Chúa diễn ra với các nghi lễ gồm: tế lễ, dâng hương, biểu diễn múa bóng… mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền. Chương trình lễ hội gồm có nghi thức lễ, rước lân, biểu diễn múa lân của các đội lân trong và ngoài tỉnh. Bên ngoài hội là các trò chơi dân gian như hò bài chòi, chơi đu… Lễ hội Am Chúa được đánh giá là một trong những lễ hội còn bảo lưu. Được nhiều nghi thức cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa và nét đẹp trong tục thờ Mẫu.

5/ Lễ hội Đền Hùng

Lễ-hội-đền-Hùng Nghe đến lễ hội Đền Hùng, chúng ta thường nghĩ đến tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên ở Nha Trang cũng có này. Hội Đền Hùng ở Nha Trang tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng Vương. Tọa lạc tại số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội gồm 2 phần chính là lễ dâng hương và rước kiệu Đến với lễ hội Đền Hùng Nha Trang, chúng ta có thể hòa mình vào không khí. Trang nghiêm của lễ hội cùng nhân dân và lãnh đạo ban ngành Nha Trang – Khánh Hòa. Trước là với lòng tri ân đối với tổ tiên, sau là cầu dân an quốc thái. Năm 2008, Đền Hùng được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 645/QĐ – UBND xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Thiên Nhân Traveltổng hợp
Chia sẻ:
Bài viết liên quan
7 lễ hội tại Phan Thiết - Bình Thuận đặc sắc
 05 Tháng 12 2020

Mỗi vùng đất mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng, Phan Thiết là một vùng đất có rất nhiều phong tục của...

Top 5 nhà thờ nổi danh Đà Lạt
 31 Tháng 12 2020

Noel về là dịp để chúng ta có dịp đoàn tụ bên gia đình, bạn bè, người thân. Chắc hẳn trong tiết trời se se lạnh, lung...

"Quẩy" cùng Hue - Countdown 2021 an toàn với khẩu trang miễn phí
 31 Tháng 12 2020

Ban Tổ chức Hue - Countdown 2021 đã chuẩn bị 10.000 khẩu trang y tế, bình rửa tay khô sát khuẩn tại các điểm cố định để...

Năm du lịch quốc gia 2021 sẽ diễn ra ở đâu?
 01 Tháng 02 2021

Sau một năm bị trì hoãn do Covid-19, Ninh Bình tiếp tục là nơi đăng cai các hoạt động của Năm du lịch quốc gia 2021, với...

LỄ HỘI YÊN TỬ Ở QUẢNG NINH 2019
 27 Tháng 04 2020

Tổ chức lễ hội Yên Tử Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng giêng. Và kéo dài hết tháng 3 âm lịch....

LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN - ĐÀ LẠT
 28 Tháng 04 2020

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt là một lễ hội đặc sắc của những người đồng bào nơi đây. Lễ hội mở ra nhằm...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice