Độc đáo rượu cần Tây Nguyên

Độc đáo rượu cần Tây Nguyên

Độc đáo rượu cần Tây Nguyên
 28 Tháng 12 2020 6952 Đăng bởi Tâm An

Độc đáo rượu cần Tây Nguyên

Nếu có dịp đến với các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng… vào những dịp Tết đến Xuân về, chắc hẳn mọi người đều không khỏi xuyến xao bởi hương vị đặc trưng của những ghè (ché) rượu cần, đậm đà bản sắc văn hoá đồng bào Tây Nguyên.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Giang Nam đã từng viết: “Ta vin cần uống núi rừng thiêng/ Em múc trăng vàng về tan đáy rượu/ Giọt mắt hòa vào men chuếnh choáng/ Tôi chìm trong hương tóc trăng em...”. 

Bởi rượu cần là sản phẩm văn hoá vật chất, tinh thần của mỗi gia đình. Đặc biệt, trong các dịp lễ, Tết, dùng để dâng cúng thần linh, mời khách quý, thể hiện tính cộng đồng của những người con núi rừng Tây Nguyên.

Để có được một ché rượu ngon, đúng hương vị của người bản địa, rượu phải ngọt đắng, uống vào luôn có cảm giác nồng ấm, sảng khoái và vui vẻ hoà đồng với mọi người, yêu thiên nhiên đất nước.

Giàng (trời) tối cao đã ban cho Tây Nguyên rượu cần và ngàn đời nay đã trở thành thuần phong mỹ tục, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Tất cả mọi người, già trẻ, gái trai, không phân biệt chức sắc hay thường dân, ai cũng có thể vin cần mà uống. Uống được bao nhiêu tùy cái bụng của mình.

Ở xứ sở đại ngàn đâu đâu cũng uống rượu cần. Rượu cần thơm, ngon, mát, bổ, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu. Chum nhỏ là một chum một cần, chồng rót vợ uống và ngược lại. Chum nhỡ là đôi bạn, đôi cần, theo số chẵn là bốn, sáu, tám. Chum to sẽ là mười, mười hai,mười bốn bạn bè anh em đến là “lảu khay cáy khả” (rượu mở, thịt gà). 

Thứ tự uống cũng khác, khi thầy cúng cúng xong, mọi người vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau: Chủ nhà, thầy cúng, anh hoặc em bà chủ nhà, người già,… nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Đều hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó không bao giờ rời khỏi bàn tay con người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay là thất lễ với chủ nhà. Tại sao sau khi chúng ta uống phải lấy tay bịt đầu cần rồi truyền cho người khác.

Rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa đẹp – văn hoá rượu cần. Từ “đặc sản” ở đây, ngoài ý nghĩa là sản phẩm đặc biệt về nội dung, chất lượng mà còn bao hàm cả sự độc đáo có một không hai về cách tiêu dùng. Trong hàng chục, hàng trăm loại rượu, có lẽ đây là loại duy nhất không uống bằng ly, bằng chén mà uống bằng một dụng cụ đặc biệt được gọi là cần. Bởi thế, việc sử dụng thứ đặc sản này có thêm “công đoạn” hút, trước khi uống chúng vào người.

Hơn nữa, đối với rượu cần, người ta không uống một mình với mục đích giải sầu mà chỉ uống tập thể vào những dịp lễ Tết, hội hè… khi tiếp đãi bạn bè, khách quý phương xa. Vào những ngày trọng đại đó, ché rượu được đặt trang trọng giữa nhà, bên bếp lửa bập bùng; còn khách và chủ cùng quây quần xung quanh, ngất ngây trong tiếng cồng chiêng trầm bổng. Mọi người ngồi xếp chân vòng tròn, vít cong cây cần làm bằng ống trúc và hút say sưa.

Rượu cần không phải là thức uống giải sầu, cũng không phải dùng để nhậu nhẹt, đánh chén. Vì thế, người ta không dùng mỗi khi uống, mà mỗi ở đây chính là những điệu nhảy, điệu múa, là ánh mắt, lời ca trong tiếng cồng chiêng và tiếng suối reo. Rượu cần độc đáo là thế nên không ít người cho rằng uống rượu cần chính là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Qua ché rượu cần, người ta xích lại gần nhau hơn, thương yêu đùm bọc nhau hơn. Ðiều này có thể lý giải vì sao càng ngày càng có nhiều du khách quốc tế tìm đến rượu cần như là một sản phẩm văn hóa đầy sức hấp dẫn lạ kỳ của núi rừng Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung...

Nhân dịp Xuân Tân Sửu 2021 cận kề, 123tadi chúc các bạn có một năm mới ngập tràn ấm no và hạnh phúc nhé!

Ẩm thực Đắk Lắk có gì ghiền?

Độc đáo rượu cần Tây Nguyên

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice