Đền Đông Cuông tại tỉnh Yên Bái là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đây là một trong 2 ngôi đền lớn linh thiêng nằm ở thượng lưu sông Hồng. Hôm nay, cùng Thiên Nhân Travel tìm hiểu những thông tin về Đền Đông Cuông ngay nhé!
Nơi bảo tồn nghi thức thờ Mẫu Thượng Ngàn
Theo tín ngưỡng của người dân địa phương, đây vốn là một ngôi miếu nhỏ thờ thần núi, thần rừng. Vào thời Lê ngôi miếu thành trở thành đình, cho đến triều Nguyễn thì đổi thành đền. Sử sách ghi chép rằng ngôi miếu này có từ thời Đông Quang công chúa, công chúa làm nhiều việc tốt, giúp dân lập mường, chữa bệnh và cứu đói, thế nên được người dân lập miếu khi mất để tỏ lòng biết ơn. Đến thời vua Lê Thái Tổ bà được phong làm Lê Mại Đại Vương, phù hộ cho vua Lê đẩy lùi giặc ngoại xâm nên Đền Đông Cuông còn có tên gọi khác là đền Thần Vệ quốc. Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 công trình, gồm Đền chính, miếu Cô, miếu Cậu và miếu Đức Ông. Đền chính có cung cấm thờ hai ngôi tượng, cung mẫu có phần cung chúa và phía bên phải là cung Sơn Trang, bên trái thờ Thần Triều.
Ngoài ra những vị anh hùng người dân tộc thiểu số như anh hùng Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng... và cùng với các vị tướng nhà Trần giành thắng lợi trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông cũng được thờ tại đây. Đến năm 1995, UBND tỉnh Yên Bái đã cho phép người dân địa phương xây dựng lại đền Đông Cuông ngay trên nền của ngôi đền cũ.
Năm 2000, đền Đông Cuông được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Và ngày 22/1/2009, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Dù trải qua thời gian lịch sử dài, nhưng những ngôi đền vẫn giữ được bản sắc dân tộc và nét văn hoá đặc trưng của người Tày Khao Đông Cuông, đền là khởi nguồn, điển hình của của Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt.
Hằng năm, vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch và dịp cuối năm từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, các thành đồng trên khắp cả nước lại về nơi đây để lễ Mẫu, "bắc ghế hầu Thánh". Các hoạt động thực hành tính ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng như Mẫu Thượng ngàn đã xuất hiện từ thời xa xưa trong các hoạt động tín ngưỡng của người dân, nghi thức “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội đền lớn nhất được tổ chức vào ngày mão đầu năm âm lịch diễn ra khoảng 3 - 4 ngày, hội đền bao gồm phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ được tổ chức tại đền Mẫu theo nghi thức truyền thống đón ông mo về đền, mổ trâu trắng tế thần, lễ rước kiệu Mẫu sang sông và lễ dâng hương.
Đồng thời có nhiều hoạt động dân gian đặc sắc như ném còn, tát yến, bắn nỏ…, các hoạt động thể thao văn nghệ như bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, đua thuyền… và đặc biệt là các món đặc sản núi rừng Tây Bắc, có thể kể đến là món thịt trâu gác bếp, món muồm muỗm rang vừa giòn vừa thơm ngậy, lạp xưởng, mật ong nhãn Văn Chấn, rượu táo mèo nổi tiếng....
Để biết thêm nhiều thông tin về các chuyến du lịch trên mọi miền Tổ Quốc, du khách hãy truy cập Thiên Nhân Travel ngay nhé!