Hội An được bao bọc bởi con sông Thu Bồn mơ mộng, nặng tình với nét đẹp bình dị, chân chất phố Hội không chỉ hấp dẫn bởi những góc nhà cổ kính, những món ăn ngon - bổ - rẻ mà còn quyến rũ du khách với các làng nghề truyền thống vừa giàu bản sắc lại vừa là chân trời check-in sống ảo. Vậy hãy để Thiên Nhân Travel mách nước với bạn 5 làng nghề Hội An đẹp nức tiếng nhé!
Làng nghề Hội An - Làng rau Trà Quế
“Làng quê xanh ngắt một màu
Hương thơm Trà Quế đậm sâu ân tình”
Thật vậy khi đến đây bạn sẽ bị thôi miên bởi những luống rau xanh mướt trải dài tít tắp. Trà Quế là vùng đất nổi tiếng ở xã Cẩm Hà, TP. Hội An với các loại rau tươi ngon được trồng trên các đất đai màu mỡ. Có dịp ghé thăm làng rau Trà Quế, du khách sẽ có dịp tìm hiểu hơn 20 loại rau lá và rau gia vị đa dạng. Bạn sẽ phải bất ngờ với nhiều loại rau lạ nhưng rất thơm ngon như húng, é, tía tô,…
Không chỉ vậy, du khách tới đây còn được trải nghiệm cảm giác trở thành một nông dân thực thụ khi vừa xới đất vừa ươm trồng và thu hoạch các loại rau. Sau khi kết thúc buổi thực hành làm nông dân, du khách sẽ được thưởng thức các loại rau ăn kèm đặc sản Hội An như bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao lầu Hội An,…
Mách nhỏ đây còn là địa chỉ tuyệt vời để chụp kỷ yếu, hình cưới theo phong cách đồng quê đấy... Đến đây 1 lần bạn sẽ thấy mến thấy yêu làng nghề Hội An này từ không khí trong lành, luống rau và những bác nông dân thân thiện!
Làng nghề Hội An - Làng nghề làm đèn lồng
Những chiếc đèn lồng bằng vải đủ màu sắc treo lủng lẳng bên những gian nhà cổ khiến bao du khách thích thú tò mò. Ít ai biết rằng nghề làm đèn lồng có niên đại lên đến 400 năm và để lại nhiều dấu ấn cho Hội An. Đây còn là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước.
Nghề làm đèn lồng Hội An ngày trước có tên là Xã Đường, chuyên làm đầu lân và lồng đèn cho những đêm hội. Ngày nay với nhiều cải tiến về mẫu mã và kiểu dáng không chỉ để bán làm quà lưu niệm cho du khách mà còn tô điểm thêm vẻ đẹp lãng mạn cho phố cổ. Chỉ cần một chiếc áo dài một chiếc máy ảnh và thả dáng nhẹ nhàng là bạn đã có ngay một tấm hình cực xinh! Và đừng quên mua khi đến đây nhớ mua một cái về làm quà nhé!
Giá đèn lồng dao động từ 70.000 – 400.000 đồng
Làng nghề Hội An - Làng Mộc Kim Bồng
Đến đây ngay từ xa bạn đã có thể nghe những tiếng cưa, tiếng chạm mộc rộn rã từ làng Mộc Kim Bồng nằm tại xã Cẩm Kim, TP. Hội An với tuổi đời lên tới 600 năm. Trong thời nhà Nguyễn, Kim Bồng là cái tên nổi tiếng nhất nhì với những tác phẩm mộc tinh xảo, độc đáo với từng con thuyền, nhà cửa. Kiến trúc tinh tế của từng ngôi nhà hay ngôi chùa ở phố cổ Hội An đều được thiết kế bởi bàn tay tài hoa của các thợ mộc Kim Bồng.
Ngày nay, làng mộc Kim Bồng không còn đóng thuyền, làm nhà như xưa mà thay vào đó là sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm được đánh giá nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng không kém phần tinh xảo, vẫn còn in rõ sự tài hoa và khéo léo của các nghệ nhân tại làng nghề.
Làng nghề Hội An - Làng gốm Thanh Hà
Đến phố Hội nhất định phải ghé làng gốm Thanh Hà nằm cách phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Tây, đây là xứ sở của gốm được hình thành từ cuối thế kỷ 15 đúc kết bởi kỹ thuật làm gốm của Việt Nam và Trung Hoa – Vì vậy gốm Thanh Hà có một nét rất riêng.
Làng gốm Thanh Hà chuyên sản xuất ra bát chén, chum vại, ngói lợp, gạch lát nền cho nhà cổ ở Hội An và các khu vực lân cận. Ngày nay làng gốm cổ truyền này còn sản xuất các sản phẩm thủ công như bình hoa, chén ăn... và đặc biệt là những chú tò he bằng đất nung kêu tu tu cực kỳ ngộ nghĩnh - món quà gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ.
Ngoài ra tại đây còn có công viên gốm nơi trưng bày những sản phẩm gốm bắt mắt những góc check - in thần thánh, vừa giúp bạn tìm hiểu về nghề làm gốm cổ truyền của Việt Nam vừa tự tay nặn gốm hay mua những sản phẩm lưu niệm đẹp mắt.
Làng nghề Hội An - Làng đúc đồng Phước Kiều
Trong số các làng nghề Hội An, làng đúc đồng Phước Kiều không chỉ là làng nghề thông thường mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của Hội An với tuổi đời lên tới 400 năm. Đến thăm Phước Kiều, bạn sẽ thấy các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như chiêng, phèng là,… và cả các sản phẩm sinh hoạt hằng ngày như nồi niêu, lư hương, chén bát,…
Đến đây bạn sẽ nhìn ngắm những khuôn đúc đồng đỏ lửa, những tiếng máy hàn xoèn xoẹt rất vui tai... các sản phẩm bằng đồng tại đây có giá khá vừa túi với kích cỡ nhỏ như lư trầm, bình hoa có giá từ 200.000 – 800.000 đồng các bộ thờ có giá từ 1.000.000 – 5.000.000/ bộ
Bạn có thể tham khảo các địa điểm, quán ăn sau đây để chuyến du lịch thêm vui!