“Nằm Lòng” 9 Bí Quyết Này: Cha Mẹ Dạy Con Không Cần Đòn Roi

“Nằm Lòng” 9 Bí Quyết Này: Cha Mẹ Dạy Con Không Cần Đòn Roi

“Nằm Lòng” 9 Bí Quyết Này: Cha Mẹ Dạy Con Không Cần Đòn Roi
 17 Tháng 07 2021 1802 Đăng bởi Bích Ngọc

“Nằm Lòng” 9 Bí Quyết Này: Cha Mẹ Dạy Con Không Cần Đòn Roi

Nhiều bố mẹ cho biết, họ rất ngạc nhiên khi các chuyên gia nói rằng bọn trẻ luôn có những hành vi, cư xử đúng mực mặc dù họ không có bất cứ hình phạt nào với con. Điều bí mật đó sẽ được bật mí ngay trong bài viết này của 123tadi.com.

Dạy con không đòn roi có thật sự hiệu quả không?

Trẻ em luôn học hỏi và làm theo những điều mà chúng thấy hằng ngày. Vì vậy, môi trường sống cũng như cách giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chúng. Nếu bạn muốn con bạn đối xử với mọi người, với thế giới giống như cách bạn muốn, bạn hãy làm mẫu và đối xử với chúng theo cách như vậy để chúng học theo chứ không phải dùng roi vọt, hay các biện pháp kỉ luật để dạy bảo.

Bạn có thể đưa ra những nguyên tắc hành xử như: không đánh em, không ăn trộm, không làm các con vật bị thương… và nếu trẻ có không may phạm phải, bạn cũng không nên phạt tụi nhỏ mà hãy kiên nhẫn dạy bảo chúng.

Dạy con bằng đòn roi có thể khiến trẻ cảm thấy tức giận, không chịu thỏa hiệp và dễ có những hành vi không đúng

Trên thực tế, việc sử dụng roi vọt hay các biện pháp kỉ luật để ép con làm theo ý mình muốn sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, tức giận và phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Bọn trẻ sẽ bị nhấn chìm trong cảm giác muốn chống lại, chiến đấu đến cùng thay vì hợp tác với cha mẹ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, muốn che đậy điều xấu thay vì nhớ đến những việc mình làm và cố gắng cải thiện trong những lần tiếp theo.

Khi bạn đối xử với trẻ bằng tình yêu thương, quan tâm, che chở và làm gương cho trẻ thi chúng sẽ chấp nhận những quy tắc bạn đưa ra dễ dàng hơn.

9 cách giúp cha mẹ dạy con không cần đòn roi

Điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Như đã nói, trẻ con sẽ bắt chước và học theo những điều chúng nhìn thấy từ người lớn. Tương tự, nếu bạn không thể kiểm soát khi tức giận, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gián tiếp khiến trẻ con học theo thói quen xấu của mình. Vì vậy, khi nóng giận, hãy hít thở thật sâu và đợi đến khi bình tĩnh, làm chủ tình hình rồi mới nói, đừng nói khi đang tức giận. Như vậy, trẻ cũng có thể học theo đức tính đó của bạn.

Học cách thấu hiểu

Khi bọn trẻ nóng giận chúng sẽ không thể học hay tiếp thu được gì. Việc bạn cần làm lúc này là đưa chúng đến nơi yên tĩnh để chúng bình tĩnh lại. Nếu như trẻ vẫn còn sợ hãi, hay cho trẻ thấy được sự quan tâm, yêu thương từ bạn thay vì giảng giải trách mắng. Khi trẻ bình tĩnh lại, bạn hãy thật nhẹ nhàng và gần gũi giải thích cho con hiểu vấn đề, đây cũng là cách để bạn hiểu con hơn.

Hãy học cách thấu hiểu con, cùng ngồi lại trò chuyện với con

Giúp đỡ con

Bạn hãy giúp đỡ con ở những lần đầu khi chúng tập tô vẽ, nói lời cảm ơn, làm bài tập về nhà…. Những lần sau đó, chúng có thể tự tin làm một mình và hình thành nên những thói quen cho mình.

Kết nối trước khi đưa yêu cầu

Trước khi đưa ra những yêu cầu với con, bạn hãy cho trẻ thời gian để làm quen cũng như đánh thức được ham muốn học hỏi ở trẻ. Khi đó, sự yêu cầu của bạn với trẻ sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa, nếu trẻ không cảm nhận được sự kết nối với cha mẹ và những người xung quanh, chúng sẽ cảm thấy tiêu cực về bản thân và có thể gây ra một số cư xử không đúng.

Giúp đỡ con trong những lần đầu sẽ khiến con hình thành thói quen tự làm mọi việc

Đưa ra những quy tắc với sự đồng cảm

Mặc dù bạn quan tâm đến những quy tắc nhưng hãy nhớ rằng cảm xúc của trẻ cũng rất quan trọng. Hãy thấu hiểu và tôn trọng chúng để trẻ cảm thấy được thấy hiểu và sẽ áp dụng những quy tắc dễ hơn.

Hướng dẫn trẻ cách sửa sai

Khi trẻ làm sai, thay vì trách móc, la mắng, bạn hãy bình tĩnh để hướng dẫn trẻ sửa sai, ví dụ như trẻ làm đổ sữa, bạn dung khăn lau sạch chỗ sữa bị đổ đó và không phàn nàn với con. Khi đó, trẻ sẽ thấy và ghi nhớ những hành động đó để sau này lớn lên, chug sẽ không phạm phải và sẽ học được cách bình tĩnh xử lý cơn cáu giận với em nhỏ.

Hãy gia tăng sự kết nối với con hàng ngày để hiểu chúng hơn

Hãy ngồi lại tâm sự, trò chuyện với trẻ để tìm ra nguyên nhân, lí do trẻ làm sai và cho chúng thời gian riêng để khóc, giải phóng cảm xúc xáo trộn, khi chúng thỏa mãn, chúng sẽ hiểu ra và dừng những hành động sai trái lại.

Gia tăng kết nối với con hàng ngày

Thay vì ngồi lướt web, dùng điện thoại, mải mê làm việc, bạn hãy dành ra 1 ít thời gian mỗi ngày để trò chuyện và lắng nghe những mong muốn của con. Trở thành người bạn thân của con sẽ giúp trẻ dễ mở lòng và dễ hợp tác với bạn hơn.

Hãy luôn giàu tình yêu thương

Nếu bạn muốn trở thành người cha, người mẹ luôn giàu tình yêu thương với con cái thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là tốt bụng với chính bản thân mình, yêu thương bản thân mình. Như vậy thì bạn cũng sẽ có đủ tình yêu thương với con và trẻ cũng sẽ học được những hành động đúng từ bố mẹ.

Hãy yêu thương trẻ và yêu thương cả chính bạn, với mọi người để trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ bạn

Với 9 cách giúp cha mẹ dạy con không đòn roi trên đây, 123tadi.com hi vọng các bậc làm cha, làm mẹ sẽ có những cách ứng xử và phương pháp dạy dỗ con phù hợp để chúng trở thành một người tốt, một công dân tốt nhé.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những khóa MC và kỹ năng sống dưới đây cho trẻ: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHÓA MC NHÍ - KĨ NĂNG SỐNG 4 - 7 TUỔI ; CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MC NHÍ - KĨ NĂNG SỐNG 7 - 10 TUỔI, 10 - 15 TUỔI

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice