Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ

Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ

Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ
 27 Tháng 09 2022 813 Đăng bởi Bích Ngọc

Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ

Các cuộc nghiên cứu trong vài thập kỷ vừa qua đã chỉ ra rằng sự sáng tạo ở trẻ em thường có xu hướng giảm dần khi lớn lên. Độ tuổi dễ nhận biết nhất là từ 3 tuổi đến khi học lớp 3. Lí do là bởi càng lớn, trẻ sẽ gặp càng nhiều bài toán tiêu chuẩn hóa khiến trẻ đi theo lối suy nghĩ truyền thống và chỉ tập trung vào ý tưởng hay 1 giải pháp đúng duy nhất. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả là tư duy sáng tạo sẽ không còn được chấp nhận trong lớp học.

Vì vậy, để rèn luyện cho trẻ khả năng sáng tạo cần nhiều phương pháp. Hãy cùng 123tadi.com tìm hiểu xem nhé.

Tư duy sáng tạo là gì và tầm quan trọng?

Tư duy sáng tạo là thuật ngữ bao gồm khả năng tư duy và sáng tạo. Một người có khả năng tư duy sáng tạo có thể tìm toi ra được những chủ đề, phương án mới trong các lĩnh vực mình theo đuổi. Hiện nay, sự tư duy sáng tạo là rất cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào.

Kỹ năng sáng tạo rất quan trọng đối với mỗi người

Việc tư duy sáng tạo sẽ thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, khám phá, tìm tòi ra những cái mới lạ. Nếu như trẻ em có tính sáng tạo và tư duy tốt thì sẽ giải quyết vấn đề linh hoạt hơn. Do đó, trẻ cũng dễ dàng thành công trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Đặc biệt, trẻ được rèn luyện tính tư duy sáng tạo sẽ tự tin và có nhiều động lực theo đuổi lĩnh vực mà trẻ yêu thích.

Các phương pháp giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo

Trân trọng sự sáng tạo của trẻ

Việc trân trọng sự sáng tạo của trẻ qua những điều trẻ làm sẽ là cách khích lệ trẻ tiếp tục phát huy tính sáng tạo của mình. Ví dụ, cha mẹ hãy dành lời khuyên cho bức tranh mà bé vẽ, hay là đọc truyện viễn tưởng cho con nghe để nâng cao trí tưởng tượng của con, khuyến khích con xem những chương trình có tính đổi mới… Hãy thường xuyên tạo cơ hội để con được sáng tạo. Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách thực hiện những ý tưởng và quan điểm mới, cách suy nghĩ và bày tỏ quan điểm bản thân, từ đó học được cách rèn luyện tư duy sáng tạo. Cha mẹ phải hiểu rằng, việc đánh giá lối suy nghĩ truyền thống cao hơn sự thể hiện bản thân sẽ khiến khả năng snasg tạo của trẻ bị lụi tàn dần. Vì vậy, hãy luôn trân trọng những điều trẻ làm.

Cha mẹ hãy để trẻ được tự do sáng tạo

Khuyến khích con thể hiện bản thân và học cách độc lập

Hãy luôn để trẻ có cơ hội để thể hiện bản thân, được bày tỏ quan điểm, cách nhìn của mình, sự độc lập trong mọi việc. Như vậy, sẽ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ học được cách chấp nhận các sai lầm của bản thân. Để con tham gia các hoạt động ngoài trời và trong nhà rất có ích cho việc rèn luyện.

Hãy luôn khuyến khích trẻ sáng tạo

Khi trẻ có những phát minh sáng tạo, hãy khen thưởng

Mỗi khi trẻ có những hành động, việc làm mang tính sáng tạo, thể hiện được bản sắc cá nhân, cha mẹ hãy dành cho con một phần thưởng. Đó có thể là 1 buổi đi chơi cùng bé, hay là những buổi trò chuyện cùng con để gắn kết tình thân và hiểu con hơn.

Khen thưởng cũng là 1 cách giúp con cố gắng phát huy sự sáng tạo

Đừng quá nặng nề các sai lầm

Việc phạm lỗi là điều hay gặp ở trẻ. Thay vì trách phạt, hãy cho trẻ thấy rằng phạm lỗi cũng không có gì quá to tát, điều quan trọng là con biết rút kinh nghiệm và làm tốt hơn ở những lần sau. Điều này sẽ tạo động lực và nâng cao cảm hứng để bé tự do khám phá thế giới xung quanh.

Nếu trẻ mắc sai lầm, cha mẹ đừng la mắng mà hãy giảng giải cho con hiểu

Kết luận

Khả năng tư duy sáng tạo ở trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm và sẽ ít bền vững hơn so với người lớn. Vì vậy, cha mẹ hãy luôn khuyến khích con tự do bày tỏ, thể hiện ý tưởng, để bé bay bổng với trí tưởng tượng của mình. Nếu không, khả năng sáng tạo của con sẽ bị giảm đi và phụ thuộc khuôn khổ. Cha mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động từ các lớp rèn luyện kỹ năng sống như trung tâm Mentoring the Future Academy - MFA nhé.

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice