Bố mẹ cần chuẩn bị cho con đi nhà trẻ như thế nào?

Bố mẹ cần chuẩn bị cho con đi nhà trẻ như thế nào?

Bố mẹ cần chuẩn bị cho con đi nhà trẻ như thế nào?
 10 Tháng 05 2021 1680 Đăng bởi Minh Chien

Bố mẹ cần chuẩn bị cho con đi nhà trẻ như thế nào?

Cho bé đi nhà trẻ là một trong những quyết định quan trọng của mẹ trong những năm đầu đời. Để con bắt đầu đến trường một cách vui vẻ, không nước mắt, phụ huynh nên tìm hiểu trước về lợi ích khi bé đi nhà trẻ, độ tuổi thích hợp và các bước chuẩn bị cho con bước vào môi trường mới.

Trước khi đưa ra quyết định và để chuẩn bị thật tốt cho con bước vào môi trường nhà trẻ, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về các lợi ích, hạn chế của việc gửi con đến trường mầm non, đồng thời nắm rõ những bước chuẩn bị cho bé hòa nhập vào lớp học. Bởi không giống như khi ở nhà, các bé đi mẫu giáo đòi hỏi nhiều sự tương tác hơn, hoạt động theo quy tắc và có kỷ luật nhiều hơn. Hãy cùng Thiên Nhân Travel xem các kỹ năng chuẩn bị cho trẻ.

Lợi ích và hạn chế của việc cho bé đi nhà trẻ

1. Lợi ích khi bé đi nhà trẻ

Khi được gửi đến nhà trẻ, bé phải học cách để tương tác với người xung quanh

Tương tác xã hội là kỹ năng lớn nhất bé yêu có thể học ở giai đoạn này. Khi được gửi đến nhà trẻ, bé phải học cách để tương tác với người xung quanh. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho bé đi nhà trẻ:

Nhà trẻ giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng: Chẳng hạn như sự luân phiên, kĩ năng lắng nghe người khác hay giúp đỡ lẫn nhau. Tương tác với các bạn cùng trang lứa tạo cơ hội giúp bé rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

Kỹ năng đọc viết: Chương trình giáo dục mầm non cung cấp cho bé yêu của bạn tất cả các kỹ năng đọc viết cần thiết. Bé được học những kiến thức cơ bản của bảng chữ cái, các kỹ năng toán học, và những kiến thức cơ bản khác.

Làm quen với việc đi học: Đi nhà trẻ là bước đệm giúp bé làm quen với việc đến trường, hình thành ý niệm về “đi học”. Các bé đi nhà trẻ sẽ dễ dàng bước vào môi trường tiểu học hơn.

Giúp bé phát triển theo đúng lứa tuổi: Nhà trẻ cung cấp không gian nơi mà bé có thể học tập những hành vi phù hợp với lứa tuổi, giúp bé phát triển ý thức về bản thân và tính độc lập. Bé sẽ không phải mất thời thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với các bạn cùng trang lứa, về môi trường lớp học hay những bài học bé sẽ được học khi đến trường.

Bé được làm quen với nhiều hoạt động: Môi trường đi học sẽ cho bé rất nhiều niềm vui, vì bé yêu sẽ luôn “bận rộn” ở trường. Và khi đó mẹ cũng có chút thời gian cho riêng mình. Ắt hẳn đó là những giây phút thảnh thơi đáng quý của bất kỳ người mẹ nào.

Lò Luyện Hoa Hậu Nhí Của Cường Quốc “Bông Hậu”

2. Những hạn chế bé có thể gặp phải khi đi nhà trẻ

Mẹ cần lưu ý một số vấn đề trước khi quyết định cho bé đi nhà trẻ. Việc lựa chọn trường học chưa đạt yêu cầu có thể cản trở sự phát triển của bé yêu.

Chương trình giảng dạy hay trình độ của giáo viên không được đảm bảo có thể gây tác động xấu đến quá trình học hỏi, khả năng tập trung cũng như thái độ học tập của bé.

Top 7 Lợi Ích Của Hoạt Động Ngoại Khóa Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ

Khi bé không được giám sát chặt chẽ có thể mắc những thói quen tiêu cực. Đây là giai đoạn các bé bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh, việc tiếp xúc với sự bắt nạt hay bạo lực có thể ảnh hưởng đến tương lai của bé.

Môi trường học tập không đạt chuẩn có thể gây hại khả năng giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hoặc với thầy cô giáo thậm chí nó  tiêu diệt sự tò mò của bé đối với việc học. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kĩ đến khi mẹ hoàn toàn chắc chắn rằng con yêu sẽ được đi học tại nơi có những giáo viên tận tâm với nghề và có chương trình giảng dạy đảm bảo.

Khi bé không được giám sát chặt chẽ có thể mắc những thói quen tiêu cực

3. Khi nào mới nên cho bé đi nhà trẻ

Cuộc sống bận rộn khiến các bà mẹ có con nhỏ không thể ở nhà suốt ngày để chăm sóc bé. Những ai may mắn có hai bên nội ngoại trông giúp thì vấn đề này sẽ bớt nan giải hơn. Nhưng nếu cứ để bé ở nhà quanh quẩn bên người thân cũng không tốt cho sự phát triển của bé. Còn việc gửi bé ở nhà trẻ có những mặt tích cực như: môi trường hoạt động vui chơi có nhiều bạn bè, bé được học các kỹ năng giao tiếp, nhận thức và những trò chơi sáng tạo kích thích trí não. Vậy cha mẹ nên gửi bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào là thích hợp?

Từ 1-3 tuổi là giai đoạn bé thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu chảy. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về giác quan và nhận thức, vì vậy, từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ, lúc này bé đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn.

Những việc mẹ cần làm trước khi cho bé đi nhà trẻ

Thông thường, độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là trên 1 tuổi. Khi đó, bé đã có thể tự lập trong ăn uống, biết cách giao tiếp cơ bản và có thể thông báo cho giáo viên những khi bé cảm thấy cần đi vệ sinh, muốn ăn hay uống nước.

1. Tìm và chọn một môi trường thích hợp

Ngôi trường thích hợp nên ở gần nhà, có cơ sở vật chất hiện đại, có lối trang trí thích hợp cho trẻ nhỏ

Ngôi trường thích hợp nên ở gần nhà, có cơ sở vật chất hiện đại, có lối trang trí thích hợp cho trẻ nhỏ. Chương trình học tập cũng là yếu tố mẹ cần xem xét.

Khi tìm trường cho bé, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Phương pháp và chất lượng giáo dục.
  • Giáo viên phải thương yêu trẻ.
  • Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đầy đủ và phù hợp.
  • Khoảng cách từ nhà đến trường.
  • Trao đổi thân tình với cô giáo về cách chăm sóc bé như thói quen đi tè vào lúc nào, ngủ trưa dễ hay khó…
  • Chọn trường có camera quan sát từ xa để an tâm hơn khi bạn có thể quan sát cô dạy bé.

2. Chuẩn bị tâm lý cho bé

Các bé sẽ cần một thời gian làm quen với môi trường mới. Vào những buổi học đầu tiên, mẹ nên đi cùng bé và chỉ để con ở trường 1-2 giờ rồi sau đó mới tăng lên 1 buổi. Sau khoảng 1-2 tuần, bé sẽ bắt đầu quen với việc đi học, mẹ có thể vắng mặt một lúc, sau đó, mẹ đã có thể để con tự do hoạt động ở trường mà không cần phải đón sớm hay có mặt tại lớp nữa.

Đột Nhập Lớp Học MC Nhí Của Vietup Academy Có Gì Hay Có Gì Vui

3. Trao đổi với giáo viên và giám hiệu

Để nắm rõ nhưng thủ tục nhập học, lớp học thích hợp cho lứa tuổi của bé, giờ đưa đón, chế độ ăn, kế hoạch giảng dạy mẹ cần trao đổi với cả giáo viên phụ trách lớp và ban giám hiệu trường. Ngoài ra, đừng quên dặn giáo viên của bé về những vấn đề như dị ứng thức ăn, thời gian ăn và ngủ của bé, các thói quen và sở thích của con để giúp bé hòa nhập nhanh chóng.

4. Chuẩn bị đồ cho bé đi nhà trẻ

Thông thường, các bé dưới 3 tuổi sẽ cần nhiều bộ quần áo, tã, bình nước, bình sữa hay sữa hộp trong túi đồ đi học. Ngoài ra, nếu bé đang bị bệnh, mẹ có thể gửi thêm thuốc cho bé. Nếu con theo chế độ ăn riêng, mẹ cũng có thể gửi đồ ăn cho bé và nhờ cô cho bé ăn.

Một kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mà mẹ nào cũng nên biết, đó là hãy cố gắng tăng cường sức đề kháng cho con. Các bé đi nhà trẻ thường dễ bị lây bệnh từ các bạn trong lớp và điều này tạo thành một áp lực tâm lý rất lớn khi các mẹ mới cho con đi học.

Kỹ năng mẹ cần rèn cho bé trước khi con đi nhà trẻ

1. Ăn uống

Bé cần tập cách dùng muỗng để xúc ăn, biết định được lượng thức ăn vừa đủ để cho vào miệng

Bé cần tập cách dùng muỗng để xúc ăn, biết định được lượng thức ăn vừa đủ để cho vào miệng một cách khéo léo, không làm rơi thức ăn ra ngoài, biết cách cầm ly uống nước hoặc hút nước bằng ống hút sao cho không làm đổ tháo hay ướt áo. Trước khi bé đi nhà trẻ, khi ở nhà, hãy tạo cho bé nhiều cơ hội tập luyện cách sử dụng muỗng, chén, ly, ống hút càng nhiều càng tốt để bé mau chóng làm quen với hoạt động C mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

2. Tự thay quần áo

Kỹ năng này đòi hỏi bé phải biết cách cởi quần áo (cởi/cài nút), mặc quần áo mới, mang giày/dép, mặc áo khoác, đội nón, đeo khẩu trang. Ngoài ra, bé cần học cách rửa tay/mặt (trước khi ăn), chải răng, vệ sinh răng miệng (sau khi ăn).

3. Đi vệ sinh

Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các bé ở độ tuổi đi học chính là việc đi vệ sinh. Các bé nhỏ cần học cách nhận biết các dấu hiệu ‘buồn tiểu’ hay ‘sắp đi bô’ để có thể kịp thời gọi cô giáo hay tự mình đi vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh xong, bố mẹ nên hướng dẫn bé cách rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn. Những hoạt động này giúp bé chủ động trong việc tự chăm sóc cơ thể mình và luyện tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Kết bạn

Tập cho bé những kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với một người bạn mới: làm quen, chào hỏi và chơi đùa cùng bạn bé. Đừng quên dạy trẻ cách trở thành một người bạn tốt: biết chia sẻ đồ chơi, thay phiên và chờ tới lượt mình chơi. Hãy khen ngợi bé khi thấy bé biết nhường đồ chơi cho bạn hay biết chờ đến phiên mình chơi xích đu trong công viên. Đây là những kỹ năng xã hội giúp ích cho bé hình thành tính cách hòa đồng, thân thiện khi tiếp xúc với một môi trường tập thể như trường học.

Tập cho bé những kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với một người bạn mới

Với 4 bài học kỹ năng tự chăm sóc trên đây, bố mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm đưa bé đến trường học. Một khi đã thành thạo những kỹ năng này, bé sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường mới, từ đó sẽ mau chóng phát triển thêm nhiều kỹ năng khác từ trường lớp, thầy cô và bạn bè.

Học Viện Vietup Academy Nha Trang Nơi “Gieo Mầm” Tài Năng Người Mẫu Nhí

Trước và sau khi cho bé đi nhà trẻ, mẹ nên dành thời gian trò chuyện, tâm sự với bé để chia sẻ mọi chuyện ở trường, bạn bè và biết bé đang cần gì. Nên tạo cho bé cảm giác vui vẻ mỗi buổi sáng đến trường, và đừng bao giờ dọa nạt như méc cô giáo, cô giáo sẽ đánh đòn nếu bé làm sai làm cho bé ác cảm với trường học.

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Bí quyết dạy con chăm chỉ học hành mà bố mẹ không nên bỏ qua
 05 Tháng 11 2020

Rất nhiều bố mẹ “đau đầu” khi dạy trẻ học. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng phương pháp dạy con học hành chăm chỉ, bố mẹ sẽ...

Bố mẹ cần làm gì khi bé nhõng nhẽo, mè nheo
 16 Tháng 11 2020

Xã hội hiện đại các bậc phụ huynh thường coi trọng,nuông chiều các cậu ấm cô chiêu nhà mình quá mức khiến nhiều bé đâm...

Cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ phát triển não bộ
 25 Tháng 11 2020

Nhiều cha mẹ tìm mua đồ chơi thông minh, có công nghệ để học chữ, học toán. Tuy nhiên, đồ chơi phù hợp với độ tuổi trẻ...

4 hành độnɡ nuông chiều của cha mẹ khіến con cái hư hỏnɡ mỗі nɡàу
 26 Tháng 11 2020

Ông bà ta thường có câu “Uốn cây từ thuở còn non, Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”. Tuy nhiên với thời đại 4.0 hiện nay...

List bí quyết dạy con làm giàu từ bé cha mẹ nên biết
 07 Tháng 12 2020

Suy cho cùng mục đích chúng ta học tập và làm việc cũng là để kiếm tiền. Và chẳng có gì là sai khi chúng ta dạy con làm...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice