Bí quyết dạy con chăm chỉ học hành mà bố mẹ không nên bỏ qua

Bí quyết dạy con chăm chỉ học hành mà bố mẹ không nên bỏ qua

Bí quyết dạy con chăm chỉ học hành mà bố mẹ không nên bỏ qua
 05 Tháng 11 2020 2028 Đăng bởi Minh Chien

Bí quyết dạy con chăm chỉ học hành mà bố mẹ không nên bỏ qua

Rất nhiều bố mẹ “đau đầu” khi dạy trẻ học. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng phương pháp dạy con học hành chăm chỉ, bố mẹ sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Trên thực tế, không phải trẻ nào cũng ham học như bố mẹ mong muốn bởi trẻ thường rất hiếu động, ham vui và không muốn phải ngồi vào bàn học nghiêm túc. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp dạy con chăm chỉ học hành hiệu quả, chỉ cần bố mẹ áp dụng đúng cách thì trẻ sẽ có thêm nhiều động lực và thấy việc học thực sự là rất thú vị. Hãy để Thiên Nhân Travel mách nước cho bạn những cách đó là gì nhé!!!

Tạo môi trường đọc sách

Cha mẹ nên tập thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ bắt đầu từ những cuốn truyện ngắn

Việc đọc sách giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, kích thích não trẻ hoạt động, khiến trẻ tiếp thu thêm nhiều khái niệm, thậm chí có thể giúp nâng cao cả khả năng giao tiếp của trẻ. Những trẻ đọc nhiều, đọc tốt thường cũng có khả năng học giỏi các môn khác, bao gồm cả những môn mang tính kỹ thuật như toán và khoa học. Chính vì thế, nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách của trẻ chính là một phương pháp dạy con chăm chỉ học hành.

Để giúp trẻ thích đọc, bố mẹ nên bắt đầu bằng việc đọc sách cho trẻ nghe khoảng 20 phút mỗi ngày, để trẻ thường xuyên tiếp xúc với sách. Bố mẹ cũng nên để nhiều sách, báo, tạp chí ở nhà và nếu được thì tạo một góc nhỏ, yên tĩnh dành cho việc đọc sách. Việc bố mẹ đọc sách đều đặn cũng khiến trẻ cảm nhận được tầm quan trọng và sự thú vị của việc đọc.

Một lưu ý nho nhỏ là bố mẹ hãy biến hoạt động đọc sách trở nên vui vẻ. Hãy để trẻ tự chọn sách và bố mẹ có thể nghĩ ra các trò chơi liên quan đến sách hoặc nội dung những câu chuyện để trẻ thêm thích thú.

Nếu bị kiểm soát, điều khiển, ép buộc, thì dần dần, trẻ sẽ không muốn học

Để trẻ có quyền tự chủ

Nếu bị kiểm soát, điều khiển, ép buộc, thì dần dần, trẻ sẽ không muốn học. Mặc dù việc hướng dẫn trẻ học là cần thiết, nhưng bố mẹ cũng nên tạo cơ hội để trẻ có những lựa chọn, quyết định của riêng mình. Ví dụ, khi trẻ có một bài tập viết hoặc vẽ, hãy để trẻ tự chọn lựa chủ đề.

Bố mẹ cũng nên để trẻ tự chọn một số hoạt động ngoại khóa nữa. Khi bố mẹ càng tôn trọng môi trường học, phong cách học cũng như sự độc lập của trẻ, thì trẻ sẽ càng có động lực và hứng thú với việc học. Chính vì thế, trong các phương pháp dạy con chăm chỉ học hành, để trẻ tự chủ trong việc học cần ưu tiên hàng đầu.

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ thể hiện mong muốn, ý kiến của mình về việc học. Việc tạo không khí cởi mở sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái để cho bố mẹ biết những điều mình thích, không thích, hay những băn khoăn trong quá trình học.

Nếu trẻ chia sẻ, bố mẹ hãy cố gắng tôn trọng cảm xúc của trẻ, cho dù bố mẹ có thể không đồng ý với những ý kiến mà trẻ đưa ra. Bởi nếu cảm thấy suy nghĩ của mình bị coi thường, trẻ sẽ dễ chán nản, chểnh mảng với việc học. Ngược lại, nếu biết rằng bố mẹ coi trọng lời nói của mình, thì trẻ sẽ thích học hơn.

Lưu tâm đến sở thích của trẻ

Khi được học những điều mình thích, trẻ sẽ thấy việc học thật thú vị và trẻ ham học hơn. Vì vậy, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ khám phá những chủ đề và môn học mà trẻ ưa thích. Ví dụ, nếu trẻ quan tâm đến khủng long, bố mẹ hãy giúp trẻ tìm và cùng trẻ đọc những quyển sách về chủ đề này. Sau đó, bố mẹ có thể đưa ra “thử thách” như bảo trẻ kể tên năm loài khủng long mà trẻ thích nhất và giải thích lý do. Đây là một phương pháp dạy con học ở nhà mà bố mẹ nên áp dụng để giảm bớt áp lực, căng thẳng cho trẻ, cũng như giúp trẻ hứng thú với việc học hơn.

Mỗi trẻ có sở thích và phong cách học tập riêng bạn hãy định hướng điều đó

Giới thiệu và khuyến khích trẻ thử nhiều kiểu học khác nhau

Mỗi trẻ có sở thích và phong cách học tập riêng. Có trẻ chủ yếu theo một phong cách học tập nhất định, và cũng có trẻ kết hợp vài phong cách khác nhau. Vậy bố mẹ hãy giúp trẻ tìm ra phong cách học hiệu quả nhất, rồi áp dụng những cách dạy phù hợp để giúp nâng cao khả năng học tập của trẻ nhé!

Có 7 phong cách học tập chính: học trực quan, học qua thính giác, học bằng lời nói, học thông qua vận động, học bằng tư duy logic (toán học), học thông qua tương tác và học độc lập. Ví dụ, trẻ học trực quan sẽ tiếp thu kiến thức nhanh nhất nếu được quan sát sự vật, hiện tượng hoạt động. Trẻ học qua thính giác lại học hỏi tốt hơn nếu được nghe giảng giải. Vì vậy, bố mẹ có thể thử nhiều cách để tìm được phương pháp dạy con phù hợp nhé!

Cho trẻ thấy thái độ ham học hỏi của bố mẹ

Nếu trẻ nhìn thấy bố mẹ thực sự hào hứng với việc học, thì khả năng lớn là trẻ cũng sẽ hào hứng như vậy. Cho dù là học lịch sử, khoa học, học đọc, học viết hay toán, bố mẹ hãy cho trẻ thấy rằng, học tập là một hành trình khám phá nhiều điều mới mẻ, thú vị.

Bố mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để cùng trẻ tìm hiểu những thông tin mới, tìm câu trả lời cho những thắc mắc hàng ngày. Khi cảm nhận được những niềm vui do việc học tập mang lại, thì trẻ sẽ càng ham học hơn. Đây cũng là một trong những phương pháp dạy con tự học hiệu quả, giúp trẻ có ý thức tự giác cao trong việc học nhờ những niềm vui từ việc tìm tòi, khám phá thế giới mang lại.

Các trò chơi hay làm việc nhà sẽ giúp bé tiếp thu, học tập tốt hơn

Học dựa trên các trò chơi

Việc cho trẻ học dựa trên các trò chơi là một trong những phương pháp dạy con học ở nhà có rất nhiều lợi ích. Bằng cách này, trẻ sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về các sự việc, đồng thời còn phát triển các kỹ năng phi nhận thức, từ đó có thêm động lực học tập. Khi tham gia vào các trò chơi, dù là trò chơi điện tử hay vận động, thì trẻ đều sẽ thấy việc học thực sự rất thoải mái.

Ở trường, phương pháp này cũng rất hiệu quả để giúp trẻ tập hoạt động theo nhóm. Thông qua các trò chơi, trẻ có thể nỗ lực nhiều hơn, biết cạnh tranh vì đội của mình. Nhờ thế, bản thân trẻ cũng cố gắng tiếp thu được nhiều kiến thức hơn. Tóm lại, khi áp dụng phương pháp dạy học dựa trên các trò chơi, bố mẹ sẽ giúp trẻ tiếp thu các ý tưởng, khái niệm mới một cách dễ dàng và vui vẻ hơn nhiều. Vì với trẻ, việc học chỉ như một trò chơi hoặc thử thách thú vị mà trẻ cần vượt qua mà thôi.

Tập trung vào những gì trẻ học được thay vì kết quả

Một lưu ý trong phương pháp dạy con học ở nhà là quan tâm đến những gì trẻ học được thay vì kết quả được thể hiện qua điểm số. Chẳng hạn, thay vì thường xuyên hỏi con được mấy điểm, bố mẹ hãy bảo trẻ kể lại, hoặc dạy lại cho bố mẹ những điều mà trẻ đã học được ở trường.

Mặc dù kết quả học tập cũng quan trọng, nhưng nếu bố mẹ tập trung vào quá trình học của trẻ, trẻ sẽ hiểu được rằng điểm số không phải là điều quan trọng nhất để đánh giá mọi thứ. Ngoài ra, trẻ cũng cảm thấy bố mẹ đang quan tâm đến mình hơn là đến kết quả học tập. Khi kể lại những gì được học trên lớp, trẻ sẽ có cơ hội luyện tập và củng cố kiến thức của mình. Một trong những lưu ý của các phương pháp dạy con chăm chỉ học hành đó là bố mẹ nên để ý đến quá trình học tập của trẻ thay vì chỉ chăm chăm để ý đến điểm số.

Một góc học tập xinh xắn ssex giúp bé hứng thú học hơn

Giúp trẻ sắp xếp góc học tập, sách vở...

Việc bố mẹ giúp trẻ sắp xếp góc học tập cho gọn gàng cũng giúp trẻ ham học hơn. Trẻ nhỏ thường khá bừa bộn và sự bừa bộn lại khiến trẻ cảm thấy bị quá tải. Bố mẹ hãy kiên nhẫn giúp trẻ hoặc dạy trẻ cách sắp xếp lại sách vở và dụng cụ học tập mỗi ngày nhé! Điều này sẽ giúp tạo nên không gian học tập gọn gàng, thoải mái và đồng thời cũng giúp trẻ hình thành thói quen sử dụng và sắp xếp đồ đạc một cách ngăn nắp, khoa học. Đây cũng là một động lực để giúp trẻ bắt đầu buổi học với một tinh thần dễ chịu và yêu thích việc học hơn.

Ghi nhận những thành tựu của trẻ

Dù trẻ đạt được thành công nhỏ, bố mẹ cũng nên ghi nhận và chúc mừng trẻ. Điều này đặc biệt cần thiết khi trẻ bắt đầu học tiểu học, bởi lúc này, trẻ cần được động viên thường xuyên thì mới có động lực học tập và nỗ lực hơn. Tất nhiên, bố mẹ không cần khen ngợi cả những điều quá đỗi bình thường. Nhưng những việc như trẻ làm tốt bài tập toán, hay vẽ xong một bức tranh khó… thì đều xứng đáng để bố mẹ khen và có thể thưởng cho trẻ một cốc kem chẳng hạn.

Bạn nên phát huy thế mạnh của trẻ ngay từ bé

Tập trung vào thế mạnh của trẻ

Việc tập trung vào những điểm mạnh là rất quan trọng đối với cả sức khỏe tinh thần cũng như sự phát triển khả năng học tập của trẻ. Đây cũng là một cách ghi nhận, giúp trẻ cố gắng học hơn. Chẳng hạn, nếu trẻ bị điểm thấp trong môn toán, thì ngoài việc giúp trẻ cải thiện các kỹ năng toán học, bố mẹ vẫn nên khen ngợi vì trẻ học tiếng Anh rất tốt.

Khích lệ và tặng phần thưởng cho trẻ: Làm sao cho đúng?

Bố mẹ hãy biến việc học thành thói quen hằng ngày của trẻ. Đây là một phương pháp dạy con tự học rất tuyệt vời, nếu bố mẹ áp dụng đúng cách. Bố mẹ không cần bắt trẻ ngồi ở bàn học suốt ngày mà nên khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh, tự đặt ra câu hỏi, tìm cách suy luận... Bố mẹ có thể đóng vai trò hỗ trợ trẻ tìm hiểu, phân tích những gì trẻ nhìn thấy và trải nghiệm. Việc này sẽ giúp trẻ luôn có hứng thú học hỏi mọi lúc mọi nơi.

Trẻ nhỏ cũng rất cần nhận được những sự ghi nhận và khen ngợi từ bố mẹ. Chính vì thế, khi trẻ làm được một việc gì đó dù là rất nhỏ, bố mẹ hãy khen trẻ và có thể tặng "phần thưởng" cho trẻ để trẻ phát huy nhé! Tuy nhiên, khen ngợi cũng là một nghệ thuật, nếu không sử dụng đúng cách sẽ có thể mang lại những hậu quả tiêu cực.

Những lời khen đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp bé tự tin có động lực hơn

Bố mẹ hãy khen ngợi trẻ trong các trường hợp như khi trẻ hoàn thành những việc vừa sức, khi trẻ hoàn thành tốt bài tập về nhà, khen ngợi cả những thay đổi và thành công nhỏ nhất của trẻ, khen những điểm mạnh của trẻ, thay vì bắt trẻ phải theo một khuôn mẫu nhất định...

Bố mẹ hãy tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn. Đây cũng là một cách giúp con tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo Hoạt động team building, trải nghiệm dành cho các bé tại đây! Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm tuyệt vời với những trò chơi, bài học giúp các bé tự tin, bản lĩnh hơn.

Để trẻ có thể phát triển toàn diện mọi kỹ năng sống phụ huynh có thể tham khảo những bài học bổ ích này nhé Kỹ Năng Sống Là Gì? Hoạt Động Trải Nghiệm Lâm Đồng5 Kỹ Năng Sinh Tồn Rất Bổ Ích Dành Cho Các BéNhững Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Từ 10 Đến 12 Tuổi.Hy vọng bài viết sẽ mang đến kiến thức bổ ích giúp bạn dành cho những thiên thần nhỏ của mình một góc sân tuổi thơ và một chân trời kiến thức nhé!

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Bố mẹ cần làm gì khi bé nhõng nhẽo, mè nheo
 16 Tháng 11 2020

Xã hội hiện đại các bậc phụ huynh thường coi trọng,nuông chiều các cậu ấm cô chiêu nhà mình quá mức khiến nhiều bé đâm...

Cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ phát triển não bộ
 25 Tháng 11 2020

Nhiều cha mẹ tìm mua đồ chơi thông minh, có công nghệ để học chữ, học toán. Tuy nhiên, đồ chơi phù hợp với độ tuổi trẻ...

4 hành độnɡ nuông chiều của cha mẹ khіến con cái hư hỏnɡ mỗі nɡàу
 26 Tháng 11 2020

Ông bà ta thường có câu “Uốn cây từ thuở còn non, Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”. Tuy nhiên với thời đại 4.0 hiện nay...

List bí quyết dạy con làm giàu từ bé cha mẹ nên biết
 07 Tháng 12 2020

Suy cho cùng mục đích chúng ta học tập và làm việc cũng là để kiếm tiền. Và chẳng có gì là sai khi chúng ta dạy con làm...

Những kỹ năng giúp trẻ trở thành MC nhí chuyên nghiệp
 27 Tháng 12 2020

Bạn đã bao giờ ngưỡng mộ những đứa trẻ dẫn dắt chuyện đầy tự tin trên sóng truyền hình. Và mong mỏi baby của mình có thể...

© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice