Làng Gà càng ngày càng trở nên đặc biệt trong mắt du khách nhờ truyền thuyết xung quanh hình tượng chú gà chín cựa và làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Địa chỉ: Làng K’Long, Thôn Darahoa, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng
Thời gian mở cửa: Tự do Giá vé: Miễn phí Hình tượng con gà trống 9 cựa
Nằm tại xã Hiệp An huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng. Làng Gà Đarahoa là khu định canh, định cư của hơn 300 hộ đồng bào các dân tộc K’ho, Chill. Để tới Làng Gà, du khách chỉ mất tầm 20 phút đi xe từ trung tâm thành phố Đà Lạt xuống Quốc lộ 20. Làng Gà sẽ nằm bên phải đường gần Nhà Thờ K'Long nên rất dễ tìm nhé. Còn nếu bạn không chắc chắn thì có thể hỏi người dân địa phương. Nhà xanh bên cạnh chú gà trống 9 cựa
TOUR TẾT CỔ TRUYỀN 2020 – MÙA XUÂN CỦA EM
Hướng dẫn đường đi đến Làng Gà
Đường thứ nhất, bạn đi thuyền từ hồ Tuyền Lâm, đến ngã ba, từ đây rẽ về hướng khu du lịch Đá Tiên, hướng còn lại hướng đi vào Làng Gà. Đường thứ hai bạn đi theo đường đèo Prenn, qua trạm thu phí đến xã Định An, bạn nhìn bên tay phải đó là làng K” Long.
KHU DU LỊCH RỪNG HOA ĐÀ LẠT – KINH NGHIỆM DU LỊCH
Làng gà Đức Trọng
Công trình chú gà trống 9 cựa là công trình tích nước phục vụ sinh hoạt cho bà con. Công trình là hồ chứa nước có hình dạng giống 2 quả bầu. Là biểu tượng văn hóa thể hiện sự sung túc của người đồng bào. Nước được dẫn từ núi Voi về, có hệ thống phun nước tưới. Những viên đá xây trong lòng hồ dùng để trang trí và làm cầu để đi lại. Chú gà trống ngự trên bệ đá cao, bụng rỗng, nhưng do thiết kế bị lỗi, nên dưới bụng chú gà trống còn có thêm một cái trụ chống. Nhà của dân tộc K'ho Chill
Sau này, bà con được đầu tư đường ống dẫn nước về nhà. Nên công trình hồ thủy lợi dùng vào việc phục vụ nước tưới. Sau này hồ bị hỏng không tích nước tưới được, nên cho đến nay chỉ còn dấu tích là những vòm xây bằng đá chẻ, bể chứa và chú gà 9 cựa khổng lồ. Làng gà
TOUR CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Đến Darahoa du khách có cơ hội chiêm ngưỡng bức tượng con gà trống chín cựa. Nó được làm bằng xi măng cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn nằm trên một mô đất cao 1,5m ở giữa làng. Đây thực ra là công trình chứa nước sinh hoạt nhưng sau đó bị hỏng nên không sử dụng được nữa. Có nhiều truyền thuyết xung quanh con gà chín cựa và chế độ mẫu hệ của người dân tộc K'ho. Theo người dân kể lại thì gà chín cựa được xây dựng để tưởng nhớ tình yêu của một cô gái. Vì không thể tìm được lễ vật cho người mình yêu nên đã phải bỏ mạng nơi núi sâu. Các sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân tộc K'ho Chill
Đến Darahoa, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của những người dân tộc K’ho, Chill. Đây là một trong những làng dệt thổ cẩm nổi tiếng của Lâm Đồng. Hiện cả làng Darahoa có trên 60 khung dệt thủ công để dệt nên các loại xà rông, gùi và các sản phẩm dùng làm quà lưu niệm cho du khách. Ngắm nhìn đôi bàn tay khéo léo của những cô gái K’Ho dệt nên những tác phẩm nghệ thuật mang đậm chất Tây Nguyên.
TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT MỘNG MƠ 3 NGÀY 2 ĐÊM
Câu chuyện về cô thuyết minh tự nguyện
Câu chuyện lôi cuốn du khách đến Làng Gà lại là câu chuyện gắn với tập tục bắt chồng, chế độ mẫu hệ của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Mà ở đó Ka Đong – một người phụ nữ ở thôn Đarahoa đã thu thập và thường xuyên kể cho du khách nghe bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài mà cô tự học. Chuyện được kể lại rằng: Một cô gái đã bỏ làng đi vào núi và không trở về nữa vì không có đủ lễ vật để cưới người mình yêu. Làng gà Đức Trọng
HAPPY HILL ĐÀ LẠT
Gia đình nhà trai chỉ yêu cầu một con gà chín cựa, vì yêu mà cô gái quyết định một mình vào rừng tìm. Tìm không thấy, rồi buồn chán vì không tìm được người mình yêu, cô bỏ đi. Một thời gian sau dân làng đã tìm thấy cô gái đã chết ở trên núi. Vì thương cảm cho cô gái không được thỏa nguyện hôn nhân, nên đã xây nên chú gà chín cựa để tưởng nhớ cô. Sản phẩm dệt thổ cẩm
Nếu bạn quan tâm đến địa điểm cực kỳ thú vị này thì hay liên hệ với Thiên Nhân Travel. Để tự thả mình vào chốn thiên nhiên hoang sơ của núi rừng và tìm hiểu thêm một phần văn hóa của mảnh đất Lâm Đồng đầy huyền thoại này nhé.
Bài viết khác: