Dinh Nguyễn Hữu Hào - một kiệt tác kiến trúc của phố núi Đà Lạt

Dinh Nguyễn Hữu Hào - một kiệt tác kiến trúc của phố núi Đà Lạt

Dinh Nguyễn Hữu Hào - một kiệt tác kiến trúc của phố núi Đà Lạt
 28 Tháng 10 2021 1589 Đăng bởi Thành Văn

Dinh Nguyễn Hữu Hào - một kiệt tác kiến trúc của phố núi Đà Lạt

Người Pháp đã bắt tay vào xây dựng Đà Lạt như một nơi nghỉ dưỡng sang trọng khi nhận ra ưu điểm về khí hậu, thiên nhiên của thành phố này trong nửa đầu thế kỷ XX. Nổi bật là những công trình kiến trúc, dinh thự cổ mang đậm phong cách Pháp như nhà ga Đà Lạt, trường cao đẳng sư phạm, dinh Bảo Đại,... Và một địa điểm không thể không nhắc đến là dinh Nguyễn Hữu Hào, một dinh thự mang phong cách thiết kế đầy ấn tượng. Cùng 123tadi khám phá dinh thư độc đáo và bí ẩn này!

Vài nét về dinh thự Nguyễn Hữu Hào

Dinh Nguyễn Hữu Hào được hoàn thành vào năm 1934. Đây là món quà ông Nguyễn Hữu Hào dành tặng cho con gái của mình là hoàng hậu Nam Phương. Thế nên công trình này còn có tên là cung Nam Phương Hoàng Hậu. Dinh Nguyễn Hữu Hào cách trung tâm Đà Lạt chỉ khoảng 3km, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lâm Đồng rất gần dinh I và dinh II. Công trình với diện tích lên đến khoảng 500m2. Tổng cộng gồm 10 phòng. Phòng của Nam Phương Hoàng Hậu nằm trên tầng 2. Cho đến nay, phần lớn nhiều đồ đạc cũng như vật dụng đều được giữ nguyên vẹn. Cách bày trí đã làm nổi bật sự nguy nga và vương giả của dinh Nguyễn Hữu Hào.

Kiến trúc tại dinh Nguyễn Hữu Hào mang đậm phong cách kiến trúc nước Pháp xa xôi

Dinh Nguyễn Hữu Hào không quá đồ sộ như dinh Bảo Đại nhưng lại mang nét cuốn hút riêng bởi phong cách của mình. Lối kiến trúc Pháp cổ điển pha trộn hài hòa cùng thiết kế Á Đông. Phía trên được lợp mái ngói, xung quanh lát tường gạch, đá dày đến 40cm. Mùa đông có thể giữ ấm còn mùa hè lại vô cùng mát mẻ. Bên cạnh đó, dinh thự còn là "bá chủ" trên một ngọn đồi. Đứng ở đây có thể dễ dàng ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Lạt. Không chỉ là một nơi có kiến trúc cổ ấn tượng, dinh Nguyễn Hữu Hào còn gắn liền với những nhân vật lịch sử nổi tiếng. Chính vì vậy, hiện nay, nơi đây là một địa điểm tham quan đầy hấp dẫn, nhận được nhiều dự quan tâm của du khách.

Khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, vườn hoa tại dinh thự Nguyễn Hữu Hào được chăm sóc thường xuyên

Dinh Nguyễn Hữu Hào được xây dựng theo kiến trúc pha trộn giữa phương Đông và phương Tây. Đây là một công trình liền khối, gồm nhiều phòng với các dãy hành lang xuyên suốt. Tạo nên vẻ sang trọng cho tòa nhà. Trong mỗi phòng đều được lắp hệ thống sưởi được ốp đá hoa cương. Còn hệ thống cửa, cầu thang, sàn nhà,... chủ yếu lại được thiết kế từ gỗ. Khiến cho căn nhà vừa cổ điển, lại vừa sang trọng.

Phía tầng lầu được thiết kế theo ngũ giác vọng nguyệt, có phần mái ngói nhô ra. Hiện nay, đây là nơi trưng bày những vật dụng từ triều Nguyễn. Các hiện vật gắn liền với chủ nhân dinh thự như: ấm trà, bát rửa tay mạ bạc, hộp xì gà,... vẫn còn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Hiện nay, dinh Nguyễn Hữu Hào vẫn còn lưu giữ lại rất nhiều kỷ vật về hoàng hậu Nam Phương. Đó là những bộ ly, bộ ấm trà mạ bạc, bếp đèn cồn, thau rửa tay mạ bạc, hộp xì gà,… Vật dụng quen thuộc được vua và hoàng hậu hay dùng ngày xưa. Chúng vẫn còn nguyên vẹn như chứng tỏ thời gian đã bỏ quên nơi này.

Tại đây, những hiện vật cổ vẫn được lưu giữ nguyên vẹn
Ngọa phòng của Nam Phương Hoàng Hậu - một gian phòng với kiến trúc vô cùng độc đáo và sang trọng

Tuy nhiên, có một số vật dụng đã được ban quản lý di tích phục dựng lại. Mục đích là để du khách dễ hình dung hơn về cuộc sống vua chúa trước đây. Là những chiếc đèn dầu, đèn chùm, máy tính tiền, xông trầm, tủ thờ, đĩa hát, bàn ghế cổ, … Nhờ chúng mà không gian nơi đây thêm phần ấm cúng, gần gũi.

Bí ẩn về dinh thự cổ Đà Lạt

Các dinh thự cổ thời xưa thường xuyên gắn liền với những lời đồn đại về lối đi bí mật. Dinh Nguyễn Hữu Hào cũng vậy. Sau khi một thời gian dài bị bỏ hoang, mãi đến năm 1975, chính quyền mới tiếp quản địa điểm này. Khi trùng tu lại, người ta phát hiện có dấu hiện đã có đường hầm từng tồn tại.

Độc đáo lối đi bí mật tại dinh thự Nguyễn Hữu Hào

Theo giả thuyết thì đường hầm này thông với dinh I và dinh II. Hoặc có thể đi ra khỏi khuôn viên khi có những sự cố  bất ngờ. Bởi dinh I, dinh II đều cách dinh Nguyễn Hữu Hào không xa và cùng nằm trên một đường thẳng. Và mỗi ngã rẽ đường hầm chắc chắn còn ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử ly kỳ, lý thú. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thì hiện các giả thuyết vẫn chưa được xác thực.

Trong chuyến du lịch này, du khách hãy tham khảo bài viết TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT 1 NGÀY GIÁ RẺ CHẤT LƯỢNG  để cập nhật những thông tin mới, những địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng mới tại phố núi Đà Lạt và để tận hưởng một chuyến du lịch tuyệt vời!

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
© 2020 123tadi.comThiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice